- Mới đây, một bạn nữ đang học THPT đã lên Facebook để xả nỗi bực tức với người bố của mình với những lời tục tĩu chỉ vì bị bố chửi là …“chó”.

Nguyên nhân dẫn tới việc bạn nữ có nickname là Quỳnh Ber đem sự bức xúc lên Facebook xả là do bị bố mắng chửi là chó. Đoạn chửi bố tục tĩu đã nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội: “Ông lại chửi tôi đấy à? Chửi ai chó thế? Ông là người lại đẻ ra chó à? Thôi cái giọng bẩn bựa ấy đê. Tôi khinh cho đấy. 18 rồi đấy, đ. phải bé đâu. Chả lẽ lại đánh nhau với người mình gọi là bố...”.

Đoạn status của nữ sinh nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội

Chủ nhân của đoạn status nói trên là một bạn nữ 18 tuổi và đang là học sinh của một trường THPT ở Thái Bình.

Sau khi một bạn mang nickname Trâm Chunnie nhận xét là “bất hiếu”, bạn gái này đã “bật lại”: “Nếu như tử tế với nhau thì sao phải chửi. Em cũng là người ngoài, em chưa được chứng kiến, em đừng nói ra vẻ hiểu biết?...”.

Chưa hết, dường như muốn để mọi người "hiểu rõ nguyên nhân đăng status với phản ứng dữ dội như vậy" - teen girl này đã phân trần về hoàn cảnh gia đình của mình rằng bố luôn xúc phạm mẹ trước mặt con cái. Thường xuyên gọi con gái là “chó, ph...”

Bạn có nickname Tít Cáo khuyên giải: “Dù ông ấy có ra sao chăng nữa, có đối xử như thế nào đi nữa ông ấy cũng là bố bạn. Tùy ở bạn đó, rồi có ngày bạn mới nhận ra”.

Có nhiều người phản đối những lời lẽ thô tục của bạn gái này, nhưng cũng có những người “ủng hộ” vì cho rằng bố chửi con gái như vậy cũng quá đáng.

Sau khi status này đăng lên và được cộng đồng mạng chia sẻ, phản ứng, cô bạn đã xóa status đi và đổi tên Facebook thành Quỳnh Cá Ngố.

Mới đầu năm nay, đã có rất nhiều vụ đăng status chửi bới, mạt sát bố mẹ, giáo viên trên mạng xã hội Facebook làm xôn xao cư dân mạng. Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng cần suy nghĩ về cách giáo dục của cha mẹ đối với con cái.

Thầy Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng – Chủ tịch Hội Tâm lý học đường Hà Nội nêu quan điểm: “Tâm lý của học sinh là muốn khẳng định mình, thể hiện cái cá nhân của mình trên mạng xã hội. Mặt này không có gì sai cả nhưng các nguyên tắc giao tiếp trên đó các em phải nắm được và tôn trọng nó”.

Ông cũng đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng này: “Các nhà trường phải có ý thức giáo dục thanh thiếu niên, tổ chức các hội thảo, và đưa ra những quy tắc về sự giao tiếp trên facebook, trên cơ sở đó để uốn nắn tuổi trẻ. Tất cả những lời nói xấu, mạt sát người khác không đúng với tư cách của người học sinh đều phải xử lý...”.

  • Phạm Trang