Thực học - Thực hành - Thực danh - Thực nghiệp, lấy khoa học để xây dựng giáo dục và thông qua giáo dục, xây dựng nền văn hóa quốc gia là mục tiêu đào tạo trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội (HaUI) - NGND. PGS.TS.Trần Đức Quý - Hiệu trưởng HaUI cho biết.

Nhạy bén “chuyển mình” cùng cách mạng 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra thách thức lớn đối với việc đào tạo nhân lực của đại học. Là cơ sở giáo dục uy tín, với bề dày truyền thống 120 năm xây dựng và trưởng thành, HaUI cũng nhanh chóng “chuyển mình” trong xu thế mới của cuộc cách mạng.

{keywords}
Toàn cảnh cơ sở 1 - Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Thời gian qua, Đại học Công nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu, đổi mới theo định hướng ứng dụng, nhiều ngành, nhiều loại hình… Ngay trong năm 2018, HaUI đã mở thêm 3 ngành mới đáp ứng nhu cầu thực tế về du lịch, khách sạn.

Hiện nay, trường có 13 khoa và 9 trung tâm đào tạo ở nhiều ngành, nhiều cấp trình độ, đào tạo liên thông, ngắn hạn, chương trình hợp tác quốc tế; đào tạo 4 ngành trình độ tiến sĩ, 9 ngành trình độ thạc sĩ, 33 ngành/chuyên ngành trình độ đại học, cao đẳng, với quy mô khoảng 30.000 - 32.000 sinh viên, học viên.

Cùng với đó, nhà trường cũng đặc biệt quan tâm tới môi trường giáo dục thực hành. Với 3 cơ sở đào tạo (2 cơ sở ở Hà Nội và 1 cơ sở ở Phủ Lý Hà Nam) trên tổng diện tích hơn 50ha có hơn 300 giảng đường, phòng học lý thuyết, hội trường lớn, phòng hội thảo. Trường còn đầu tư 200 xưởng thực hành và phòng thí nghiệm với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến…phục vụ tốt nhất cho nghiên cứu, học tập, giảng dạy của thầy và trò khẳng định rõ việc “Thực học - Thực hành” trong mục tiêu của HaUI.

{keywords}
Hội nghị khoa học “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ CMCN 4.0” tổ chức tại ĐHCNHN tháng 2/2018.

Trao đổi về vấn đề này, NGND. PGS.TS. Trần Đức Quý- Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trước những thách thức thời đại, Đại học Công nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu, đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ cùng dòng chảy CMCN 4.0 với những bước đi vững chắc.

“Nhà trường đã áp dụng tiếp cận CDIO trong phát triển các chương trình đào tạo, để bám sát chuẩn đầu ra. Không ngừng đổi mới phương pháp đào tạo, chuyên sâu vào đào tạo trực tuyến và đào tạo kết hợp, tăng sự phản biện của người học. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đánh giá đảm bảo chất lượng, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm định các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA (của ASEAN) và ABET (của Mỹ)” - vị hiệu trưởng khẳng định

Lựa chọn hàng đầu của người học và nhà tuyển dụng

Không chỉ dừng lại ở việc “Thực học - Thực hành” trên ghế nhà trường, mục tiêu của HaUI là hướng tới sự toàn diện khẳng định sự “Thực danh - Thực nghiệp” của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
120 năm qua, HaUI đã có nhiều đóng góp quan trọng trong nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Mỗi năm, trường cung ứng cho các ngành nghề trên 10.000 kĩ sư, cử nhân, cán bộ kỹ thuật trình độ cao.

{keywords}
Chú trọng điều kiện thực hành, nâng cao chất lượng đào tạo.

Cứ mỗi mùa tuyển sinh, HaUI lại trở thành một điểm đến hút sinh viên nhất (năm 2018 có gần 70.000 thí sinh với 104.000 nguyện vọng).

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm tăng qua từng năm. Năm 2016 là 92%, năm 2017 là 95%. Điều này càng khẳng định, Đại học Công nghiệp không chỉ là lựa chọn hàng đầu cho người học mà còn là lựa chọn hàng đầu cho các nhà tuyển dụng.

“Nhà trường luôn chú trọng việc đào tạo gắn với doanh nghiệp, mời doanh nghiệp và chuyên gia tham gia các hội đồng phản biện, biên soạn chương trình giảng, duy trì và mở rộng hợp tác với trên 2000 doanh nghiệp trong và ngoài nước; thiết lập mô hình Đại học điện tử với trên 500 quy trình quản lý toàn diện các hoạt động của trường. Đây là những bước đi ban đầu hướng tới quản trị đại học 4.0” - NGND.PGS.TS. Trần Đức Quý nhấn mạnh.

{keywords}
Lễ ký kết thành lập Trung tâm Tiếng Hàn tại Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Khẳng định vị thế và uy tín của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong hành trình trở thành cơ sở đào tạo theo hướng ứng dụng, TS. Trần Tuấn Anh - Bộ Trưởng Bộ Công Thương chia sẻ: “Con số 95% sinh viên HaUI ra trường có việc làm và được doanh nghiệp đánh giá cao đã khẳng định vị thế, thương hiệu của HaUI. HaUI đã thực sự nằm trong top đại học đào tạo hàng đầu của khu vực cũng như cả nước và gần như đã chuẩn bị những bước rất chủ động, sẵn sàng đón nhận các cơ hội cũng như đối mặt với thách thức mới”.

Thực học - Thực hành - Thực danh - Thực nghiệp, lấy khoa học để xây dựng giáo dục và thông qua giáo dục, xây dựng nền văn hóa quốc gia vẫn luôn là mục tiêu đào tạo của Đại học Công nghiệp Hà Nội đã, đang được qua bao thế hệ giảng viên, sinh viên trong suốt 120 năm qua và sẽ tiếp tục được nối dài.

Ghi nhận những đóng góp của Đại học Công nghiệp Hà Nội, ngày 17/11/2018 tới đây, trường tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm truyền thống và tự hào được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ ba.

Đại học Công nghiệp Hà Nội là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam đào tạo theo định hướng công nghệ ứng dụng, có tiền thân từ 2 trường: Trường chuyên nghiệp Hà Nội (thành lập năm 1898) và Trường Chuyên nghiệp Hải phòng (thành lập năm 1913). Trong những năm chiến tranh cả hai trường nhiều lần di chuyển địa điểm, nâng cấp, sáp nhập, đổi tên thành Trung học Công nghiệp I, Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội (năm 1999) và Đại học Công nghiệp Hà Nội (năm 2005).


Tự hào là ngôi trường có bề dày truyền thống 120 năm, trường vinh dự đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm 4 lần; được tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh; đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới; 02 Huân chương Độc lập hạng Nhất; 01 Huân chương Chiến công hạng Nhất; 01 Huân chương Độc lập hạng Ba; 01 Huân chương Chiến công hạng Ba; 13 Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; nhiều Cờ thưởng và Bằng khen của Chính phủ, các Bộ, ngành. 

Thúy Ngà