- 7 ngày với nhiều sự kiện giáo dục từ vĩ mô (đổi mới chương trình, sách giáo khoa) đến vi mô: từ 2 quyển truyện lãnh đạo sở kết luận "ăn cắp sách có thể coi là "ăn cắp văn hóa..." đã tạo nên một tuần giáo dục nóng.

Nóng nhất trên các mặt báo trong tuần là những phân tích, mổ xẻ, đòi hỏi Bộ GD-ĐT đưa ra những minh chứng cho đề án 34 ngàn tỷ đồng sẽ cho chương trình có giảm tải, sách giáo khoa có khắc phục được những tồn tại. Và xa hơn là đầu tư lớn như vậy sẽ hứa hẹn thế hệ tương lai có "sánh vai được với cường quốc năm châu"?

{keywords}

Câu hỏi dường như vẫn bỏ ngỏ khi Bộ GD-ĐT càng giải thích càng rối. Đã có 1 đề án 34 ngàn tỷ đang trong hành trình thuyết phục Quốc hội, nhân dân vẫn xin Thủ tướng làm hai đề án nữa. Trong khi nhiều nhà quản lý giáo dục đã và đang trong ngành, các chuyên gia quan ngại: Bộ đang thiếu đội ngũ làm chiến lược nên mọi đề án đưa ra chưa có cơ sở khoa học, chưa có tầm nhìn tương lai nên...sẽ khó khả thi.

Tuy nhiên, khi Bộ đã tuyên bố "ra trận" thì vẫn phải kiên định với "luận án" đang triển khai để đi đến hành trình "bảo vệ thật" trước Quốc hội vào kỳ họp tới - hứa hẹn sẽ đưa được những lập luận thuyết phục.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Vấn đề đổi mới đề thi ngữ văn đang gây tâm lý lo lắng cho phụ huynh và học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp cận kề dù Bộ GD-ĐT đã khoanh vùng luyện thi. Các đề thi mở khi xuất hiện thường được ca ngợi, nhưng những người trong nghề đã bắt đầu cảm thấy có vướng mắc với kiểu câu hỏi “thời thượng” này.

Vấn đề tuyển sinh ĐH cũng "dậy sóng" với những cải tiến gần đây: giao quyền tự chủ cho trường đủ năng lực tuyển sinh riêng, bỏ quy định điểm sàn...Dù vẫn còn những quan ngại cho việc đổi mới từ 3 chuyển chuyển cho các trường tự chủ thi riêng sẽ không mang lại chất lượng như mong muốn - Bộ vẫn cho phép hơn 60 trường ĐH, CĐ tuyển sinh riêng.

Tiếp tục lộ trình đổi mới tuyển sinh ngày 18/4 Bộ GD-ĐT ban hành quy định xét tuyển đối với các trường, trong đó đưa dự kiến sẽ có 4 mức điểm xét tuyển cho mỗi khối (thay vì quy định 1 điểm sàn/ khối như trước đây).

GIẢNG VIÊN BÁN BẰNG ĐẠI HỌC GIẢ

{keywords}
Bi can Hồ Quang Hải

Trong khi Bộ GD-ĐT đang đau đầu nghĩ cách đổi mới nâng chất lượng giáo dục đào tạo nước nhà - thì ở cơ sở những tiếng than giáo viên lương không đủ sống nhưng lại phải gánh công việc quá nặng nề. Bài toán đặt ra từ lâu nhưng chưa có lời giải.

Đây là lý do dẫn đến tham nhũng, làm liều. Mới nhất là vụ giảng viên bán bằng đại học giả bị sa lưới. Công an TP.HCM cho biết vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp, đề nghị truy tố đối với bị can Hồ Quang Hải (SN 1970, ngụ đường Vĩnh Viễn, P.5, Q.10, TP.HCM) về hành vi “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Đọc chi tiết TẠI ĐÂY.

PHÁT NGÔN GÂY SỐC VỀ "ĂN CẮP VĂN HÓA" CỦA LÃNH ĐẠO SỞ

{keywords}
Nữ sinh bị bắt đeo biển ăn trộm sách. Ảnh: Facebook

Vụ việc nữ sinh ăn cắp 2 cuốn truyện ở một siêu thị thuộc huyện Chư Sê, Gia Lai bị trói và bắt đeo tấm biển có dòng chữ "Tôi là người ăn trộm" gây xôn xao dư luận tuần qua.

Sau vụ việc, S. tỏ ra hoảng sợ, không tiếp xúc với mọi người và khóc nhiều. Phụ huynh em S. cho biết giám đốc siêu thị và một số nhân viên có liên quan đã đến tận nhà xin lỗi em S. và gia đình đã có hành vi làm nhục nữ sinh này.

Sự việc tường chừng dừng ở đó, nhưng dư luận một lần nữa lại được phen xôn xao với phát biểu của bà Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Gia Lai về sự việc này.

Trả lời báo chí, bà Phan Thị Hằng Nga cho rằng ăn cắp cũng có nhiều loại, và ăn cắp sách có thể coi là "ăn cắp văn hóa để làm giàu văn hóa cho mình".

Cũng theo bà Nga, sở sẽ đề nghị nhà trường và phòng GD-ĐT huyện làm yêu cầu đề nghị toàn bộ nhân viên siêu thị và lãnh đạo siêu thị đến trường em S. vào giờ chào cờ ngày thứ 2 đứng xếp hàng xin lỗi em S. trước toàn bộ học sinh trong trường, và xin lỗi nhà trường vì đã làm ảnh hưởng đến nhà trường.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

NAM SINH CHÊ THẦY CÔ, NHÀ TRƯỜNG YẾU KÉM

Trong tuần một clip dài hơn 4 phút được phát trên mạng, nam sinh viên đã thẳng thắn phát biểu cho rằng giáo viên dạy quá nhanh, sinh viên chỉ gần như ngồi chép và không hiểu gì. Việc sắp xếp lịch học của nhà trường là cực kỳ yếu kém. XEM CLIP TẠI ĐÂY.

Sinh viên này mạnh dạn phát biểu giữa đám đông trong hộp trường như sau: Thực sự là em không hiểu tí gì hết (khi học). Em cũng muốn nói thêm rằng không phải do em lười, mà một phần quan trọng là do giáo viên. Cô dạy rất nhanh, thời gian đi học rất ít. Gần như bọn em chỉ ngồi chép và chép không hiểu gì hết.....

{keywords}

Nam sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải (Hà Nội) chê giáo viên, nhà trường yếu kém. (Ảnh cắt từ clip).

Ngay sau đó nhà trường đã lên tiếng. Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải (Hà Nội) Nguyễn Thanh Chương xác nhận nam sinh thẳng thắn lên tiếng chê nhà trường yếu kém là SV của trường. Nhà trường tiếp thu và sẽ có điều chỉnh...

30 TỶ THÍ ĐIỂM GIỮ TRẺ TỪ 6 THÁNG TUỔI

Ngày 15/5, Sở GD-ĐT TP.HCM đã trình UBND TP.HCM đề án chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non từ 6 đến 18 tháng tuổi từ năm 2014-2020. Dự kiến kinh phí trong 3 năm đầu thực hiện (2014-2016) là gần 30 tỷ đồng.

  • Nguyễn Thảo - Nguyễn Hiền (tổng hợp)