- Từ cuối năm 2013 đến nay, vấn đề đổi mới toàn diện giáo dục được Bộ GD-ĐT bắt đầu "trận đánh lớn" tập trung vào các giải pháp đổi mới thi cử. Trận đánh đến nay vẫn đang tiếp tục được bộ nghiên cứu tiến tới chỉ còn một kỳ thi quốc gia...

Xuất phát từ thông điệp của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đưa ra cuối năm 2013 khi trả lời câu hỏi "nội dung nào mà ông tâm đắc trong đề án đổi mới giáo dục" - bộ trưởng ví von "giải pháp đổi mới thi cử" sẽ như trận đánh Buôn Mê Thuột của giáo dục trong "chiến dịch" đổi mới giáo dục.

Từ đầu năm 2014 đến nay Bộ GD-ĐT liên tục đưa ra các giải pháp đổi mới cho "trận đánh lớn"...

Trên mặt báo đồng thời xuất hiện các thông tin về đổi mới chương trình, sách giáo khoa để tiến tới học sinh được học nhiều bộ sách.

Nhiều tri thức Việt, nhà khoa học đã có động thái ủng hộ cho những đổi mới của ngành.

Từ một số điều chỉnh của đề thi tốt nghiệp năm nay, ông Mai Văn Trinh (Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT) cho biết, song song với việc điều chỉnh, đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT thì Bộ cũng đã có một số điều chỉnh về cách thức ra đề thi, cách xét công nhận và xếp loại tốt nghiệp phù hợp với cách thi mới.

Ngay sau đó, đề thi tốt nghiệp được các giáo viên nhận xét không ngoài dự đoán nhưng vẫn bất ngờ.

Nhiều ý kiến cho rằng, những đổi mới trong phương thức ra đề thi tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay là tiền đề cho việc "bắt tay" nghiên cứu triển khai 1 kỳ thi quốc gia (lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) ngay trong năm 2015.

'Trận đánh lớn' của giáo dục

Trả lời câu hỏi "nội dung nào mà ông tâm đắc trong đề án đổi mới giáo dục" để đảm bảo "mục tiêu di động" của thị trường việc làm, Bộ trưởng GD-ĐT đã ví von "giải pháp đổi mới thi cử" sẽ như trận đánh Buôn Mê Thuột...

Bộ Giáo dục mở màn "trận đánh lớn"

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận không ít lần ví von công cuộc đổi mới toàn diện, cơ bản giáo dục lần này là “trận đánh lớn”. Và đổi mới thi cử là khâu đột phá.

Một đề án sắp lay chuyển giáo dục

Chiều 19/9, Bộ GD-ĐT đã giới thiệu bản đề án đổi mới giáo dục nhiều thay đổi quan trọng đến năm 2030.

Giáo dục sau 2015: Đa dạng sách giáo khoa

Theo dự thảo lần 1 đề án Đổi mới chương trình - sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, giai đoạn 2014 - 2015 Bộ GD-ĐT phải hoàn thành việc xây dựng chương trình tổng thể và chương trình môn học thử nghiệm.

Sẽ thí điểm sách giáo khoa mới từ năm 2016

Với 9 định hướng đổi mới, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ thực hiện thí điểm chương trình và SGK phổ thông mới từ năm 2016 – 2019.

Đề xuất một kỳ thi, một bài thi quốc gia chung

Ngày 10/2, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, trước "trận đánh lớn" đổi mới thi cử, còn có 3 vấn đề được dư luận nêu ra cần tiếp tục nghiên cứu.

Đề xuất làm song song 2 phương án thi tốt nghiệp

“Với những địa phương học sinh có điều kiện học tiếng Anh môn ngoại ngữ có thể chọn thi bắt buộc. Những tỉnh vùng núi, khó khăn có thể chọn theo phương án khuyến khích thi môn ngoại ngữ”.

Đề xuất phương án thi “2 trong 1” với 8 môn

 Đây là phương án thi “2 trong 1” mà Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam đề xuất.

Đề xuất một dạng đề thi tốt nghiệp 2014

 Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu mẫu đề thi dự kiến áp dụng năm 2014. Mẫu này tham khảo cách làm của PISA và đề thi tốt nghiệp tại bang California (Hoa Kỳ).

Phó Chủ tịch nước đề xuất bỏ thi tốt nghiệp

Góp ý cho giáo dục sáng nay, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu có thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì thực tế kết quả tốt nghiệp rất cao.

Những đại học đề xuất tuyển sinh riêng

Cách đây 3 năm, Bộ GD-ĐT đề nghị một số trường đại học trọng điểm xây dựng phương án tuyển sinh riêng, nhưng đến nay mới chỉ có ĐHQG Hà Nội dự kiến phương án sẽ thực hiện trong năm 2014.

Kiến nghị '5 bỏ' gửi Bộ trưởng Giáo dục

 Bỏ điểm sàn, bỏ tuyển sinh theo khối, bỏ cấm các trường không được sử dụng điểm thi của các trường khác (tự chủ tuyển sinh), không bắt nộp đề án tự chủ, sang năm tổ chức 1 kỳ thi quốc gia...

Bộ trưởng giáo dục 'tôi hiểu rõ tình hình thực tế'

 Năm 2013 Bộ trưởng Phạm Vũ Luận “ghi điểm” với chuyến công tác tới Bản Khoang (thôn Can Hồ A (xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, Lào Cai).

Bộ trưởng Giáo dục giải toán 'đầu cừu, đuôi thuyền trưởng'

Xuất phát từ bài toán “con cừu và tuổi thuyền trưởng” gây tranh cãi, cuộc đối thoại của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận và GS Nguyễn Lân Dũng xoay quanh chủ đề dạy trẻ cách tư duy độc lập.

Tổ chức một kỳ thi quốc gia ngay từ 2015

 Ngày 15/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với lãnh đạo Bộ GD-ĐT về phương án tổ chức thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học năm 2015.

Một kỳ thi quốc gia: ‘Giả dối trong trường học sẽ giảm’

Ủng hộ chủ trương một kỳ thi quốc gia vào năm 2015 nhưng TS Giáp Văn Dương - người xây dựng cổng giáo dục trực tuyến Giapschool cho rằng cần tiến hành khảo sát cũng như xác định mục tiêu rõ ràng trước khi thực hiện.

Sắp công bố dự thảo thi tuyển sinh “2 trong 1”

Bộ GD-ĐT cho biết đang xây dựng đề án một kỳ thi quốc gia nhằm 2 mục đích (xét tốt nghiệpTHPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) và sẽ đưa ra vào quý 3 năm nay.

Ban Giáo dục