- Ở Eo Bù - Chút Mút (Quảng Bình), học sinh từ lớp 3 đến lớp 9 phải đi bộ hơn 20km, còn học sinh từ mầm non đến lớp 2 thì có những em phải lội qua suối mới “tìm” được chữ...

Con đường vào Eo Bù - Chút Mút đang trong giai đoạn thi công, nhiều đoạn lởm chởm sỏi đá - nhưng đã in dấu chân của không biết bao nhiêu học sinh...

{keywords}

Vào mùa mưa, con đường dẫn vào bản Eo Bù – Chút Mút gần như bị chia cắt vì ta tuy hai bên đường bị sạt lở

Đi bộ 20 cây số mới đến trường

Bản Eo Bù- Chút Mút thuộc xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là bản biên giới, giáp với nước bạn Lào.

Bản cách trung tâm xã Lâm Thủy hơn 20km đường rừng nên cách đây khoảng 5 năm, muốn ra được xã người dân phải đóng gùi lương thực đi cả mấy ngày mới tới.

Sự học của con em trong bản vì thế cũng không kém phần trắc trở, học sinh ở đây từ lớp ba đã phải đi bộ xuống xã để học. Chỉ có những em mầm non, lớp 1 và lớp 2 là được học tại điểm trường lẻ cách bản chừng 4km.

Thầy giáo Nguyễn Quang Hùng, phó Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú TH và THCS Lâm Thủy cho biết: “Toàn bản có 68 học sinh, trong đó từ lớp một đến lớp hai 14 em, lớp ba 9 em, lớp bốn 12 em, lớp năm 9 em; từ lớp sáu đến lớp chín 12 em và 12 cháu ở cấp học mầm non.

{keywords}

Những đôi chân nhỏ đi bộ hơn 20km để về nhà

Điểm trường Eo Bù- Chút Mút chỉ có mầm non, lớp một và lớp hai. Từ lớp ba đến lớp chín, học sinh phải ra học tại trung tâm xã. Nghĩa là cả bản có 42 em học sinh từ lớp 3 đến lớp 9 hằng tuần phải đi bộ hơn 20km mới đến được trường”.

Vì đây là trường nội trú nên cứ trưa thứ 6, sau khi học xong, được ăn cơm trưa là các em liền tức tốc đi bộ về nhà cho kịp giờ cơm tối, chiều chủ nhật lại khăn gói đi bộ 20km xuống trường để tuần sau học tiếp.

Những em lớn đi nhanh cũng mất 5,6 tiếng đồng hồ, nhưng những em cấp 1 đi chậm cũng phải 7, 8 tiếng, về đến nhà thì tối mịt.

Nhà nào có điều kiện bố mẹ còn mang xe ra trường đón con về, nhưng phần lớn ở đây, bố mẹ suốt ngày cắm cúi lên rẫy, nhà cửa trống huơ trống hoác, gió thổi lộng từ trước ra sau nên để có một chiếc xe cuối tuần đi đón con là điều dường như không tưởng.

Lớp nhỏ cũng như lớp lớn, phần lớn các em đi bộ như thế suốt cả 7 năm học. Thế mới thấy, cái sự học ở vùng biên viễn này khó gấp trăm lần dưới xuôi.

Em Hồ Văn Thuyền, học sinh lớp 9 cho biết: “Ngày nghỉ tranh thủ về làm rẫy giúp mẹ chứ ở nhà khổ lắm, đi học còn được ăn cơm trắng, ở nhà bữa sắn bữa cơm thôi”.

Vừa đi bộ, vừa lội suối

Ở Eo Bù – Chút Mút, ngoài đi bộ, học sinh ở một bản bên kia suối phía đầu nguồn Đại Giang còn phải lội qua suối mới được về nhà.

Em Hồ Thị Nhung, học sinh lớp 3, nhà em ở bên kia suối nên ngoài đi bộ 20 cây số em còn phải lội qua một đoạn suối, về tới nhà thì trời tối mịt.

{keywords}

Trẻ nhỏ lội suối đến lớp

Thiếu tá Phan Minh Hải, bộ đội biên phòng tại tổ biên phòng Chút Mút, Đồn biên phòng 601- Làng Ho cho biết: “Toàn bản Eo Bù- Chút Mút có 50 hộ, 215 khẩu, phía bên kia suối còn 6 hộ, 34 khẩu định cư. Ngày ngày 7 cháu học sinh lớp một, lớp hai, cháu mầm non phải lội sông qua bên này học.

Mùa này nước cạn, nhưng chỉ cần một trận mưa là chúng tôi và các thầy các cô phải vận động gia đình đem con sang ở nhờ nhà bà con bên này sông để các cháu được đi học, chờ lúc nước rút lại sang đón con về”.

Khúc sông các em lội nước chỉ cao ngang đầu gối nhưng dưới suối, đá trơn nhẵn rong rêu, chỉ cần sẩy chân là ngã ngay.

{keywords}

Người lớn qua suối đổi thức ăn

Ông Hồ Văn Nhường, Bí thư chi bộ cho biết: Hằng ngày dân bản bên kia vẫn lội suối qua bên này để lên rừng, còn những hộ bên này thì lội qua suối để đổi thức ăn, học sinh thì lội qua đi học. Cái sự học ở đây vất vả lắm, nhưng bản có học sinh vào học cấp ba tại Trường dân tộc nội trú tỉnh thì ai cũng vui...

Hải Sâm