Đến nay, huyện Bình Thới, Cà Mau không chỉ nợ lương đối với viên chức đương nhiệm, nhiều giáo viên đã nghỉ việc hoặc về hưu nhiều năm nhưng vẫn phải bị nợ tiền chính sách tới hàng chục triệu đồng.

Mới đây, Phòng GD-ĐT huyện Thới Bình (Cà Mau) đã mời tất cả hiệu trưởng và kế toán các trường trên địa bàn làm việc nhằm cung cấp số liệu các khoản mà ngành nợ giáo viên

Tại buổi hợp, ông Trần Văn Dũng (Chủ tịch UBND huyện Thới Bình) thông tin là chính ông vừa ký tờ trình gởi UBND tỉnh Cà Mau xin tạm ứng 17 tỉ đồng để chi trả các khoảng nợ sự nghiệp giáo dục.

{keywords}

Phòng GD-ĐT huyện Thới Bình được cho là đã lơ là trách nhiệm khiến xảy ra nợ nần triền miên

Tiếp xúc với phóng viên bên lề cuộc hợp, giáo viên đã nghỉ hưu ở xã Hồ Thị Kỷ cho biết, người nghỉ hưu từ cuối năm 2010, nhưng đến nay ngành giáo dục huyện Thới Bình vẫn còn nợ tiền phụ cấp theo chương trình 135. “Tôi dạy ở địa bàn vùng kinh tế xã hội đặc biệc khó khăn, được hưởng phụ cấp của chương trình 135 (giai đoạn 2006-2010 - PV). Theo quy định số tiền trợ cấp của tôi là 60 tháng lương, nhưng từ khi tôi dạy và đến ngày về hưu chỉ được hưởng có 29 tháng. Đến đầu năm 2013, tôi được trả 24 tháng. Số còn lại đến nay vẫn ‘êm re’ không hề nghe nói năng gì”, vị giáo viên bức xúc.

Hiệu trưởng của trường tiểu học khác ở huyện Thới Bình thông tin, đến thời điểm hiện tại, trường còn nhiều giáo viên bị nợ trợ cấp chương trình 135, có giáo viên bị nợ đến gần 30 tháng và nhiều thầy cô giáo vẫn còn bị tiền nợ chế độ thâm niên…”.

Giải thích về vấn nêu trên, ông Trần Văn Dũng - chủ tịch UBND huyện Thới Bình cho rằng, chương trình mục tiêu quốc gia này có quyết định cụ thể, hàng năm chi trả riêng. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp, Sở Tài chính phân bổ ngân sách huyện không tách riêng mà lại giao ‘một cục’. Khi ngành giáo dục chi lại không cập nhật văn bản nên lấy nguồn tiền chương trình chi cho các cho mục đích khác nên mới dẫn đến tình trạng như hiện nay…

Theo hồ sơ mà phóng viên có được,biên chế sự nghiệp giáo dục huyện Thới Bình được giao chỉ tiêu 1.654 chỉ tiêu. Tuy nhiên, thực tế giáo viên đang làm việc là 1.988, tức vượt định mức 334 giáo viên. Do hợp đồng giáo viên vượt biên chế được giao nên nguồn sự nghiệp giáo dục và đào tạo được phân bổ phải cắt giảm kinh phí hoạt động để chi trả lương dẫn đến thiếu hụt, khiến nợ nần triền miên.

Ông Trần Văn Dũng thông tin, chính ông vừa ký tờ trình gởi UBND tỉnh Cà Mau xin tạm ứng hơn 17 tỉ đồng để chi trả các khoản nợ sự nghiệp giáo dục.

  • Nhật Đăng