Bài viết của Barry Schwartz – giáo sư lý thuyết xã hội và hành động xã hội và Kenneth Sharpe – giáo sư khoa học chính trị tới từ ĐH Swarthmore, Mỹ.


Hãy nhìn vào những gì mà các trường đại học khẳng định là mục tiêu của họ, và bạn sẽ thấy một danh sách có thể đoán được như: dạy sinh viên cách suy nghĩ mang tính phê phán và phân tích, dạy cách viết lách và tính toán, dạy những kĩ năng rèn luyện trí óc. Cũng quan trọng như những mục tiêu đó nhưng một mục tiêu cơ bản khác lại gần như bị bỏ qua. Đó là phát triển những đức tính mà họ cần để là những sinh viên tốt và là những công dân tốt.

 

Một số giáo sư đại học tránh né việc phải chịu trách nhiệm với nhiệm vụ phát triển các phẩm chất tốt. Họ cho rằng đó là việc của người khác, đặc biệt là khi có rất ít sự thống nhất về cái được gọi là ‘đức tính’ trong một xã hội đa nguyên như xã hội chúng ta. Họ đã nhầm. Chúng ta nên dành thời gian nghĩ xem những đức tính cần thiết là gì, tại sao chúng lại quan trọng và chúng nên được đưa vào chương trình giảng dạy như thế nào:

 

Yêu sự thật. Những người trẻ cần yêu sự thật để là những sinh viên tốt. Nếu không có nó, họ sẽ làm đúng mọi thứ chỉ vì chúng ta phạt họ khi họ làm sai.

 

Trung thực. Sinh viên cần trung thực vì nó cho phép họ đối mặt với những giới hạn của những thứ mà bản thân họ biết, khuyến khích họ đương đầu với những sai lầm và giúp họ thừa nhận những sự thật không thích hợp về thế giới. Hầu hết các trường đại học chỉ khuyến khích một dạng của trung thực: không sao chép và không gian lận. Nhưng hiếm khi nghe họ nói với sinh viên rằng: “Hãy đối mặt với sự ngu dốt và lỗi lầm của bạn” hay “Hãy chấp nhận sự thật khó chịu này và tìm cách giảm thiểu tác động của nó thay vì phủ nhận nó”.

 

Lòng can đảm. Sinh viên cần lòng can đảm để đứng lên đấu tranh cho những gì mà họ tin là đúng, đôi khi là đối mặt với hàng loạt sự bất đồng từ những người khác, kể cả những người trong trường đại học như các giảng viên của họ.

 

Sự công bằng. Sinh viên cũng cần phải có đầu óc công bằng trong việc đánh giá ý kiến của người khác. Họ cần sự khiêm tốn để đối mặt với những giới hạn và lỗi lầm của chính mình. Họ cần sự kiên trì vì ít những thứ đáng biết lại đến một cách dễ dàng. Họ cần là những người biết lắng nghe vì sinh viên không thể học từ người khác hay rút ra bài học từ chính mình mà không có đức tính đó. Và họ cần có khả năng tiếp thu quan điểm của người khác và cảm thông, đặc biệt là ở cái tuổi mà tất cả những công việc được công khai nghiêm túc đều là những việc cần sự cộng tác của nhiều người.

 

Sự sáng suốt. Điều quan trọng nhất là sinh viên cần cái mà Aristotle gọi là sự sáng suốt thực tế. Sự sáng suốt là thứ cho phép chúng ta tìm thấy sự cân bằng giữa tính nhút nhát và sự liều lĩnh, giữa sự bất cẩn và sự ám ảnh thái quá, giữa tính hay thay đổi và sự cứng đầu, giữa nói và nghe, giữa sự tin tưởng và sự hoài nghi, giữa sự đồng cảm và sự thờ ơ. Và sự sáng suốt cũng là thứ cho phép chúng ta đưa ra những quyết định khó khăn trong số những đức tính có thể xung đột với nhau. Ví dụ như công bằng và cởi mở thường đối lập với sự trung thành với sự thật.

 

Phương pháp giáo dục đại học hàng loạt – đang chiếm ưu thế ở hầu hết các trường ngày nay - tập trung nhiều tới sự truyền tải kiến thức ‘hiệu quả’ hơn là nuôi dưỡng những phẩm chất. Và khi sinh viên nhận thấy việc lờ đi những phẩm chất này trong quá trình học tập của mình, chính họ có thể lờ chúng đi khi họ trở thành những giáo viên hay giảng viên. Dạy sinh viên đại học về những phẩm chất này hứa hẹn sẽ hiệu quả như dạy sinh viên M.B.A về đạo đức kinh doanh.

 

Những phẩm chất này không phải là sự thay thế cho các kĩ năng học thuật. Chúng ta phải làm đầy những cái thùng rỗng. Sẽ không ai chọn một bác sĩ tim mạch đầy tình yêu sự thật, trung thực và kiên trì nhưng rỗng tuếch về giải phẫu và sinh lý học. Nhưng cần có những phẩm chất để làm đầy cái thùng rỗng đó.

  • Nguyễn Thảo (lược dịch từ Chronicle)