Hôm qua 10/7, Bộ GD-ĐT công bố đáp án và thang điểm cho bài thi Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021.

Tuy nhiên, với thang điểm như ở phần Đọc hiểu thì có đến 2 câu mà thí sinh chỉ cần chép lại đề là đã có điểm.

Chưa kể, một số giáo viên cho rằng, cơ cấu điểm thi ở từng câu hỏi cũng có một số bất hợp lý, khi ở câu 1 và 2 chỉ cần chép lại đề thì mức điểm cho mỗi câu là 0,75; trong khi đó, ở câu 3 đòi hỏi thí sinh phải suy nghĩ, tư duy nhiều hơn thì chỉ được 0,5 điểm.

{keywords}
Thang điểm chấm cho phần Đọc hiểu trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Văn mà Bộ GD-ĐT công bố. 

Chia sẻ với VietNamNet, một giáo viên dạy Văn ở Nghệ An nhận định: Biểu điểm chấm như thế này là cho không học sinh 1,5 điểm.

"Đành rằng 2 câu đầu là mức độ nhận biết và thông hiểu. Nhưng có thể thấy là câu 1 của phần Đọc hiểu (0,75 điểm), không cần suy nghĩ nhiều mà chỉ cần chép lại y nguyên các câu trong đề. Câu 2 cũng tiếp tục như vậy”.

{keywords}
Đề Văn thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Do đó, những học sinh không dùng môn Văn trong tổ hợp xét tuyển đại học có thể không học cũng dễ dàng được 1,5 điểm và vượt qua được mức điểm liệt để tốt nghiệp THPT. 

“Nếu như mọi năm, câu 1 phần này chỉ có 0,5 điểm. Câu 3 (1 điểm) thì đáp án được đưa ra quá là nông cạn. Còn câu 4 phần Đọc hiểu của năm nay được chấm 0,5 điểm, nếu như năm ngoái sẽ chiếm 1 điểm. Câu dễ thì nhiều điểm, câu cần suy luận thì ít điểm. Với thang điểm chấm thế này, tôi nghĩ rất khó để phân hoá được học sinh, bởi học sinh với học lực trung bình cũng có thể được 7-8 điểm rồi”, giáo viên này phân tích.

Giáo viên này dự đoán, điểm Văn năm nay sẽ rất cao bởi nhiều học sinh có thể đạt được tối đa điểm của phần Đọc hiểu (3 điểm).

Đồng quan điểm, thầy Hồ Tấn Nguyên Minh (giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Lương Văn Chánh, Phú Yên) cho rằng: Câu 1, 2 phần Đọc hiểu là câu hỏi rất dễ nhìn vào là thấy ngay đáp án lại để mỗi câu 0,75 điểm. Câu 4 phần này ở mức độ cao hơn, học sinh phải suy nghĩ kĩ mới có thể làm được thì đáp án lại để 0,5 điểm.

"Như vậy, cấp độ tư duy càng cao thì số điểm càng thấp. Đây là một cách làm không hợp lí. Tôi cho rằng không nên vì Covid-19, vì muốn học sinh có điểm nên phải làm vậy. Nếu muốn học sinh có điểm thì giảm độ khó câu 3,4 xuống để học sinh dễ làm chứ không nên làm theo cách này" - thầy Minh nói.

Câu Nghị luận xã hội chưa hợp lý?

Đồng quan điểm, cô Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên dạy Văn của Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội cho hay, phần Đọc hiểu dành 50% quỹ điểm (1,5 điểm) cho câu 1 và 2 song chỉ cần chép đúng 2 câu đầu và cuối đoạn. “Đây như là yêu cầu đối với các học sinh tiểu học”, cô Tuyết nói. 

Theo cô Tuyết, ở Câu 3 phần Đọc hiểu, đáp án có 3 ý: Dòng chảy của nước chậm rãi, hiền hoà/ Cuộc sống của con người thanh bình, yên ả/ Dòng chảy của nước và cuộc sống con người gắn bó, hài hoà.

Tuy nhiên, có một nghịch lý trong câu hỏi và đáp án ở đây: “Đoạn văn đúng là gợi sự thanh bình yên ả của cả nước và cuộc sống, nhưng nếu từ câu đọc hiểu này mà học sinh tự rút cho mình thông điệp, các em sẽ chạm phải nghịch lí khi trong thực tế, cuộc sống cũng như dòng sông luôn nối tiếp cả êm đềm và ghềnh thác. Cắt khúc một đoạn văn rồi yêu cầu học trò nhận xét theo hướng êm đềm hài hoà như vậy, những học trò có tư duy phản biện sắc sảo sẽ bức bối khó chịu vì cảm giác áp đặt”.

Ngoài ra, ở phần Nghị luận văn học, theo cô Tuyết, cả phần cảm nhận về đoạn thơ và nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh đều chưa đề cập tới một nét rất “nữ tính” và rất “Xuân Quỳnh”, đó là những dự cảm lo âu, bất ổn ngay trong đằm thắm, khát khao…

Về yêu cầu học sinh nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh, thầy Minh cũng cho rằng có bất cập trong đáp án. Cụ thể, trong đáp án, có nêu ra một số biểu hiện như “nồng nàn, mãnh liệt, suy tư, sâu lắng, hồn nhiên”. Như vậy, đáp án nghiễm nhiên cho những biểu hiện này là thuộc tính riêng của phái nữ, hình thành nên vẻ đẹp nữ tính. Những điều kia đâu chỉ của riêng giới nữ.

Văn Phong

Bộ GD-ĐT thừa nhận có 'lọt' đề thi tốt nghiệp môn Toán

Bộ GD-ĐT thừa nhận có 'lọt' đề thi tốt nghiệp môn Toán

Chiều 8/7, Bộ GD-ĐT tổ chức họp báo về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Nữ sinh bị nghi vấn tuồn đề ra ngoài nhờ giải hộ có mang điện thoại vào điểm thi. Vụ việc đang được công an tiếp tục xác minh.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói lý do vì sao không bỏ thi tốt nghiệp THPT

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói lý do vì sao không bỏ thi tốt nghiệp THPT

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, muốn dừng thi tốt nghiệp THPT phải báo cáo và được sự đồng ý của Quốc hội. Hơn nữa, theo quy định của Luật Giáo dục, phải tổ chức kỳ thi mới có căn cứ xét tốt nghiệp THPT.

Nữ sinh 'tuồn' đề thi Toán là học sinh giỏi 3 năm liền

Nữ sinh 'tuồn' đề thi Toán là học sinh giỏi 3 năm liền

Hiệu trưởng Trường THPT Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) cho hay nữ sinh 'tuồn' đề lên mạng nhờ giải hộ là học sinh giỏi 3 năm liền, hạnh kiểm tốt và luôn đạt 8 điểm bài thi thử môn Toán.

Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021

Bộ GD-ĐT công bố đáp án môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021

Đáp án môn Ngữ văn chính thức của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vừa được Bộ GD-ĐT công bố. VietNamNet sẽ cập nhật đáp án môn thi tốt nghiệp THPT nhanh nhất tới thí sinh và phụ huynh.