Ngành học mà Đan theo học hiện nay tại ĐH Columbia là Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á, đặc biệt nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của tư tưởng Việt Nam thời trung đại và cận đại. Lãnh vực mà Đan rất giỏi là Cổ văn Hán- Nôm và vì thế, Đan có thể khám phá những tư tưởng và nền văn hóa của dân ta và các xứ sử dụng ngôn ngữ này dễ dàng.

Nhưng thật sự thì Đan không hề được dạy Cổ văn Hán –Nôm tại trung học hay bậc đại học trước đó ở Mỹ. Mà môn học này hoàn toàn do Đan tự học.

{keywords}

Nguyễn Thụy Đan (sinh năm 1994) là chàng trai trẻ người Mỹ gốc Việt

Con đường đến với công việc của một nhà nghiên cứu trẻ của Đan hiện nay xuất phát từ những tình cờ, nhưng cũng ẩn chứa đầy bí ẩn mãnh liệt của dòng máu Việt.

Cho dù Đan hoàn toàn sinh ra tại Mỹ, vùng Sacramento, tiểu bang Cali. Đồng thời cũng cho thấy phương pháp giáo dục toàn diện, thúc đẩy tự khám phá, tự tìm tòi và học hỏi tại Mỹ hữu ích như thế nào.

Khác với nhiều thanh thiếu niên Mỹ gốc Việt không rành Việt ngữ do sinh tại xứ người, cha mẹ bận rộn, Đan lại được cha mẹ dạy tiếng Việt rất kỹ. Mục đích là để Đan hàng ngày đọc sách Đạo và thơ văn cho bà nghe. Bà của cậu sinh năm 1920, không biết chữ, nên cần cháu trai phụ giúp.

Năm 13 tuổi, lần đầu tiên Đan được cha mẹ đưa về Việt Nam, đi khắp 3 miền. Đan bắt đầu cảm nhận sự thiêng liêng của quê ngoại Nam Định và quê nội vùng Nghệ An và Hà Tĩnh. Cậu chợt muốn học chữ Nôm và đi tìm thày dạy. Nhưng vì không tìm được, cha mẹ Đan liền mua cho con từ điển chữ Nôm. Đan mang cuốn sách này về Mỹ và một mình học chữ Nôm trong 3 năm.

16 tuổi, Đan về dạy tiếng Anh ở Củ Chi, TP.HCM. Trong thời gian này, Đan học hỏi thêm về tiếng Việt, và một lần chợt nghe một cô thiếu nữ 15 tuổi đọc thơ Bà huyện Thanh quan, quá xúc động, cậu muốn làm thơ. Và từ đó, Đan lao vào học hỏi nhiều hơn.

Những năm tháng trung học, và đặc biệt là cú shock sau khi bà ngoại mất năm 18 tuổi làm Đan càng hăng hái học cổ văn Hán – Nôm. Là vì bà nói với cậu rằng trong dòng họ, có nhiều người giỏi chữ Thánh hiền. Cậu muốn làm cho bà, một người phụ nữ không biết chữ, tần tảo cả đời vì con cháu, dù đã khuất núi cũng sẽ an vui khi biết rằng trong dòng họ còn có thêm một người học và hiểu biết về Nho học.

Đó là những năm tháng Đan miệt mài trong ngôi nhà tại vùng núi thanh vắng vùng Bắc Cali và học chữ Hán. Đồng thời khám phá kho tàng của Sở Từ, Tống Từ, Đường Thi, của Khổng- Lão- Trang…

Tốt nghiệp trung học, Đan vào trường Houston University. Hai ngành mà chàng trai trẻ này theo đuổi khi đó để lấy bằng cử nhân là Văn chương Anh và Biểu diễn âm nhạc (bao gồm Piano, Clavecin và Organ nhà thờ).

Đan miệt mài học, chơi đàn, khám phá thế giới tuyệt diệu của văn chương Anh, nhưng cũng giành thời gian không ít để tiếp tục tự học Hán- Nôm. Giờ đây, Đan đã đủ sức làm hàng loạt bài thơ bằng chữ Hán theo thể Từ đời Tống, viết tản văn bằng Hán ngữ trôi chảy.

Tốt nghiệp đại học, chàng trai quay về Cali, nghiên cứu sâu về tôn giáo, triết học phương Tây và phương Đông, trong đó có nghiên cứu về Nguyễn Đức Đạt, một nhà nho thời vua Tự Đức. Đan quay lại Hà Nội 3 tháng nghiên cứu tại Viện Hán Nôm bằng học bổng. Sau đó, năm 2019 Đan được nhận học bổng tiến sĩ tại Đại học Columbia. Đây cũng là năm trường này mở ngành Việt Nam học.

Đan cho biết: “Khi ra trường, tôi làm một nhạc sĩ biểu diễn. Tôi không hề có ý định học tiếp lên, cho tới khi tình cờ có một người bạn mách bảo rằng trường Columbia có ngành học phù hợp. Và tôi đã nộp đơn và nhận học bổng toàn phần từ trường này”.

Rõ ràng trường Columbia đã nhận thấy rõ tài năng của Nguyễn Thụy Đan, cho dù cả hai bằng cử nhân ban đầu của Đan tại Houston University không có liên quan gì tới ngành anh học hiện nay. Nhưng những kiến thức nền tảng, những kinh nghiệm, những nghiên cứu chuyên sâu của anh và các bản dịch thơ và tài liệu từ cổ văn Hán Nôm đã hoàn toàn thuyết phục nhà trường.

Từ ý nguyện ban đầu làm cho bà ngoại vui lòng, nay Đan đã vững vàng trên con đường trở thành nhà khoa học trẻ. Mà ngành Đan chọn thật sự là một ngành rất khó, hiếm người muốn theo đuổi, trong khi còn ẩn chứa bao nhiêu giá trị tinh thần quý báu của dân tộc.

Nguyễn Thụy Đan được đánh giá là sẽ có triển vọng tiến xa. Là vì anh có nền tảng kiến thức vững vàng, am tường Đông Tây Kim Cổ, lại có khả năng tự học, tự khám phá, tự nghiên cứu rất mạnh mẽ.

Một bất ngờ khác, ngoài khía cạnh học vấn, Nguyễn Thụy Đan là một thi sĩ làm thơ cả bằng Việt ngữ, cổ văn Hán Nôm rất tuyệt vời.

Sau đây là những vần thơ của anh:

…"đây ngũ quận chiều trời nữu ước

nhịp tàu ga lộn bước lưu lang

đá cây hỏi tuổi hoang mang

ngỡ ngàng ngõ ngách phố phường nắng phai"

(nữu ước. tháng 2. cùng trần hoài thư)

Nguyễn Thị Bích Hậu

Cô gái 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ toàn phần ở Mỹ

Cô gái 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ toàn phần ở Mỹ

Phạm Lê Nguyệt Anh (22 tuổi), sinh viên năm cuối tại University of Sheffield (Anh quốc) vừa nhận được học bổng toàn phần tiến sĩ tại Pennsylvania State University (Mỹ) cộng thêm khoản hỗ trợ 31.000 USD/năm.

Cô gái 23 tuổi giành 9 học bổng toàn phần tiến sĩ

Cô gái 23 tuổi giành 9 học bổng toàn phần tiến sĩ

Tốt nghiệp xuất sắc ngành Sinh học tại Đại học Iowa State (Mỹ) với điểm GPA 3,96/4 trong 3 năm rưỡi - Võ Phạm Thủy Tiên đã giành được 9 học bổng toàn phần tiến sĩ tại Mỹ