Tổng thống đắc cử Donald Trump thường bị truyền thông và nhiều người dân Mỹ đánh giá bằng những tính từ không mấy tốt đẹp. Tuy nhiên, điểm sáng nhất trong hồ sơ học thuật của ông là tấm bằng của Trường Kinh doanh Wharton trực thuộc ĐH Pennsylvania danh giá - một trong 8 trường thuộc khối Ivy League. 

Chính vì thế, nhiều người đặt câu hỏi Trump đã giành vé vào ngôi trường này bằng cách nào?

{keywords}
Tổng thống đắc cử Donald Trump trong một buổi thuyết trình trước 3.500 người trong chiến dịch tranh cử

Donald Trump là người rất thích nói về trí thông minh của mình.

Ông từng nói: “Tôi từng học ở Trường Kinh doanh Wharton. Tôi là kiểu người rất sáng dạ”.

Khi còn nhỏ, Trump từng theo học ở Trường Kew-Forest (thuộc Forest Hills, Queens) – nơi mà cha ông Frederick – một nhà phát triển bất động sản vô cùng giàu có – nằm trong ban quản trị.

Thái độ học tập tồi tệ khiến Donald bị đuổi khỏi trường, và ngay sau đó được gửi tới Học viện Quân sự New York. Khi ấy Trump mới 13 tuổi. Theo trang Biography.com, cha ông hi vọng rằng “kỷ luật của trường quân sự sẽ giúp Trump định hướng năng lượng của mình theo hướng tích cực”.

Ở Học viện Quân sự New York, phải nói Trump là một học viên xuất sắc cả về thành tích học tập lẫn các hoạt động ngoại khóa. Tiếp đó, ông theo học ở ĐH Fordham – một trường dòng ở Bronx trong khoảng 2 năm, tốt nghiệp năm 1968 với tấm bằng cử nhân.

Tổng thống đắc cử Trump lại tiếp tục theo học Trường Kinh doanh Wharton danh tiếng trực thuộc ĐH Pennsylvania. Dù vậy, tại Wharton, ông không theo học chương trình MBA uy tín của trường này.

ĐH Pennsylvania là một trong số 8 trường tư danh giá thuộc khối Ivy League – mơ ước của bất kỳ sinh viên và học giả nào trên thế giới. Đây là những ngôi trường nổi tiếng nhận những sinh viên thông minh nhất, sở hữu điểm số cao nhất, là những người thừa kế hoặc là con cái của những tỷ phú, người nổi tiếng trên thế giới.

Vậy Trump đã vào Penn bằng cách nào?

Một bài viết trên tạp chí Salon năm 2011 có đề cập đến cuốn sách mang tên “Dòng tộc Trump: Ba Thế Hệ Gây Dựng Một Đế Chế” xuất bản năm 2001 của tác giả Gwenda Blair. Cuốn sách nói rằng điểm số của Trump ở Fordham rất “đáng nể” và ông được nhận vào Penn sau một cuộc phỏng vấn với một cán bộ tuyển sinh “quen biết” ở Wharton – bạn cùng lớp cũ của anh trai Trump.

Bài viết cũng chỉ ra rằng Trump vui vẻ cho phép truyền thông đưa tin về việc ông là người tốt nghiệp đứng đầu lớp ở Wharton, trong đó có những bài viết về ông trên New York Times vào năm 1973 và năm 1976. Tuy nhiên, câu chuyện được viết như thế này:

“Trên tạp chí New York vào năm 1984, William Geist từng viết rằng “chương trình phát bằng từ năm 1968 không nêu tên ông là người tốt nghiệp với bất kỳ tấm bằng danh dự ở bất kỳ môn nào, ngay cả khi “mọi hồ sơ viết về Trump đều khẳng định ông tốt nghiệp đứng đầu lớp ở Wharton vào năm 1968…” Năm 1988, tạp chí New York nói rằng, thông tin Trump tốt nghiệp đứng đầu lớp là “chuyện hoang đường”.

Trong khi đó, Tạp chí cựu sinh viên của Wharton thì viết:

“Trump tiếp quản sự nghiệp kinh doanh bất động sản thành công từ bố ông Fred và biến nó trở thành một doanh nghiệp đa ngành nghề. Trong quá trình này, cách làm của Trump đã làm dấy lên những nghi hoặc, nhưng không ai có thể phủ nhận được khả năng của ông trong việc làm thương hiệu cho sản phẩm của mình, từ những công việc cực nhọc trong kinh doanh tới việc trở thành một kẻ châm biếm, chỉ với mục đích để doanh nghiệp của ông bay lên như chim phượng hoàng”.

Theo tác giả bài viết này, “kẻ châm biếm” là một cách nói giảm nói tránh. Khi tìm kiếm Google cụm từ “thằng hề” và “Trump”, kết quả nhận được là khoảng 137.000 trong vòng 0,34 giây.

  • Nguyễn Thảo (Theo Washington Post)