Năm 2009, Nguyễn Duy Hân – một sinh viên gốc Việt đang là nghiên cứu sinh ở Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), một trong những trường đại học hàng đầu thế giới – đã gieo mình tự tử tầng 6 một tòa nhà của trường.

{keywords}
Khuôn viên Viện Công nghệ Massachusetts

Năm 2011, gia đình anh khởi kiện nhà trường, 2 giáo sư và một phó trưởng khoa vì đã không đưa ra những biện pháp đầy đủ để giúp sinh viên mặc dù biết anh đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Hôm 7/5, tòa án cao nhất tiểu bang Massachusetts đã tuyên bố, MIT không phải chịu trách nhiệm về vụ tự tử này.

Mặc dù vậy, tuyên bố của tòa án cũng nói rằng, có thể trong một số trường hợp, các trường đại học có thể phải chịu một số trách nhiệm bảo vệ sinh viên của mình, ví dụ như khi sinh viên đó đã nói rõ kế hoạch tự tử của mình.

Tuy nhiên, các trường đại học “không phải chịu trách nhiệm theo dõi và kiểm soát tất cả khía cạnh trong cuộc sống của sinh viên” – tòa án viết.

Nguyễn Duy Hân, 25 tuổi, vào thời điểm tự tử đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Trường Quản lý Sloan của MIT.

Trong hồ sơ gửi lên tòa án, các luật sư của gia đình anh cho rằng MIT, 2 giáo sư bị kiện và vị trưởng khoa phụ trách đời sống sinh viên phải có trách nhiệm pháp lý trong việc quan tâm tới trường hợp của anh và ngăn chặn vụ tự tử này. Gia đình cũng cho rằng, một trong 2 giáo sư bị kiện – là Birger Wernerfelt – là nguyên nhân gây ra vụ tự tử. Họ nói, anh Hân đã nhảy lầu ngay sau khi giáo sư này chỉ trích anh gay gắt.

Các luật sư của gia đình cũng cho rằng, MIT đã biết rất rõ về trạng thái tâm thần mong manh của con trai họ, rằng giáo sư Wernerfelt thậm chí đang có những giải pháp giúp giảm bớt sự căng thẳng của Hân, bởi vì ông không muốn “máu đổ trong trường”.

Các luật sư của gia đình cũng cho rằng các dịch vụ hỗ trợ sinh viên của MIT là chưa đầy đủ, trong khi ở một số trường khác – đặc biệt là ĐH Illinois – từ lâu đã đưa ra các chương trình nhằm giảm tỷ lệ sinh viên tự tử và tỷ lệ này của MIT hiện vẫn còn rất cao.

 {keywords}
Nguyễn Duy Hân - sinh viên tự tử ở MIT năm 2009

Trong khi đó, MIT lập luận, anh Nguyễn Duy Hân đã gặp những vấn đề về sức khỏe tâm thần từ rất lâu trước khi đến MIT. Anh từng cố gắng tự tử 2 lần trước đó, và khi học tập, nghiên cứu ở MIT, anh đã nhận được sự chăm sóc của 9 chuyên gia sức khỏe tâm thần khác nhau. Không ai trong số họ có liên hệ với trường, và cũng không ai trong số họ cho rằng anh có nguy cơ tự tử.

MIT từng nói rằng, nếu tòa án đứng về phía gia đình, nó sẽ làm “thay đổi mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên”.

Trong một văn bản thể hiện sự ủng hộ với MIT, 18 trường đại học khác ở Massachusetts, trong đó có Harvard, Amherst College, Smith College và ĐH Boston, đã cảnh báo rằng, việc yêu cầu các giảng viên không có chuyên môn về y học phải ngăn ngừa những vụ tự tử có thể gây ra tác động tai hại.

Các giáo sư – trong nỗ lực tránh phải chịu trách nhiệm – cho rằng, việc giám sát sinh viên có thể đi quá giới hạn, khiến các em không dám nói với bất cứ ai về vấn đề của mình.

Trong phán quyết hôm 7/5 của tòa án cũng lưu ý rằng, nhà trường có thể nới lỏng sự quan tâm của mình khi anh Hân liên tục từ chối sự giúp đỡ. “Trong những trường hợp này, ở góc độ luật pháp, các quyền riêng tư, quyền tự chủ của một sinh viên 25 tuổi cần phải được tôn trọng”.

Ông Jeffrey Beeler, một luật sư của gia đình, cho biết, họ rất thất vọng. Tuy nhiên, việc tòa án cho rằng các trường đại học nên chịu trách nhiệm trong một số trường hợp nhất định là một tín hiệu đáng mừng, “có thể giúp cứu mạng các sinh viên khác trong tương lai”.

Về phía MIT, trường vẫn khẳng định rằng đã cung cấp “một mạng lưới mạnh mẽ” các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, bao gồm cả tư vấn sức khỏe tâm thần toàn diện, đồng thời liên tục cố gắng nâng cao hiệu quả của các dịch vụ này.

MIT là trường đại học có tỷ lệ sinh viên tư tử cao bất thường trong bối cảnh chung trên toàn nước Mỹ. Ước tính khoảng 1.100 sinh viên đại học Mỹ tự tử mỗi năm – theo số liệu của tòa án. Các trường đại học cho rằng, việc ngăn ngừa những vụ tự tử như thế này ngày càng trở nên phức tạp, một phần bởi vì sự kỳ vọng lớn của sinh viên về quyền riêng tư và tự chủ.

Nguyễn Thảo (Theo The New York Times)

Hiệu trưởng Trường Nguyễn Khuyến: "Học sinh tự tử đạt 8,9 điểm"

Hiệu trưởng Trường Nguyễn Khuyến: "Học sinh tự tử đạt 8,9 điểm"

Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM lên tiếng việc học sinh nhảy lầu tự tử vì áp lực học tập.

Áp lực học hành, nam sinh nhảy lầu tự tử để lại thư tuyệt mệnh

Áp lực học hành, nam sinh nhảy lầu tự tử để lại thư tuyệt mệnh

Theo cơ quan chức năng, trước khi tự tử, nam sinh có để lại bức thử tuyệt mệnh với nội dung áp lực về học tập từ gia đình.

Nam sinh Sài Gòn nhảy lầu tự tử do thi điểm thấp

Nam sinh Sài Gòn nhảy lầu tự tử do thi điểm thấp

Do điểm thi không tốt, một nam sinh viên của trường cao đẳng ở TP.HCM định nhảy lầu tự tử nhưng may mắn được ngăn chặn kịp thời.

Một nữ sinh viên nhảy từ tầng 8 ký túc xá tự tử giữa đêm khuya

Một nữ sinh viên nhảy từ tầng 8 ký túc xá tự tử giữa đêm khuya

Một nữ sinh viên 20 tuổi tử vong sau khi nhảy từ tầng 8 của một tòa nhà trong khu ký túc xá ĐHQG TP.HCM.

Nữ sinh lớp 11 tự tử vì bị phát tán clip hôn bạn trai

Nữ sinh lớp 11 tự tử vì bị phát tán clip hôn bạn trai

Trước khi tìm đến cái chết, nữ sinh lớp 11 viết thư để lại với lời nhắn nhủ xin lỗi bố mẹ.