- Chăm học, lễ phép và trung thực là những phẩm chất được cho điểm cao nhất theo một khảo sát về "mong muốn của cha mẹ với con cái mình" của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu Thanh niên.

Ngược lại, những phẩm chất được kỳ vọng ít nhất gồm có: mạo hiểm (2,85 điểm), biết kiếm tiền (3,5 điểm), giàu trí tưởng tượng (3,7 điểm).

Cuộc khảo sát được thực hiện với 540 bậc cha mẹ có con đang học ở bậc trung học (270 người cha và 270 người mẹ) với các đặc điểm về tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn khác nhau.

Các thông tin về tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát được nêu cụ thể ở bảng dưới đây:

{keywords}

34 phẩm chất được đưa vào bảng khảo sát chia thành 5 nhóm chính:

Nhóm phẩm chất I. Nề nếp, ngoan ngoãn, lễ phép (bao gồm 09 phẩm chất: Cẩn thận; Lễ phép; Cần cù; Trung thực; Có lòng nhân ái; Biết tự bảo vệ; Có ý chí; Sống có nề nếp; Học giỏi).

Nhóm phẩm chất II. Yêu nước, trách nhiệm và có tinh thần cộng đồng (bao gồm 07 phẩm chất: Khiêm tốn; Có tình yêu quê hương, đất nước; Có lòng biết ơn; Sôi nổi, nhiệt tình; Có lối sống giản dị; Có tinh thần cộng đồng; Có trách nhiệm).

Nhóm phẩm chất III. Vui vẻ, năng động, sáng tạo (bao gồm 05 phẩm chất: Can đảm; Lạc quan; Giàu trí tưởng tượng; Vui vẻ, hài hước; Linh hoạt, sáng tạo).

Nhóm phẩm chất IV. Sống trọng tình nghĩa (bao gồm 07 phẩm chất: Chia sẻ, giúp đỡ; Tự tin; Trọng tình nghĩa; Tôn trọng bản thân và người khác; Chăm học; Có khát vọng; Tiết kiệm, không lãng phí).

Nhóm phẩm chất V. Yêu lao động (bao gồm 02 giá trị: Biết rèn luyện sức khỏe; Chăm lao động).

Nhóm phẩm chất VI. Khôn ngoan, mạo hiểm (bao gồm 04 giá trị: Biết kiếm tiền; Khôn ngoan; Biết sử dụng tiền bạc; Mạo hiểm).

Thông qua việc trả lời câu hỏi: “Anh/Chị thường khuyến khích con mình rèn luyện những phẩm chất sau đây ở mức nào?”, các bậc cha mẹ sẽ lựa chọn các giá trị phẩm chất mà mình kỳ vọng có ở con cái thông qua việc đánh giá mức độ khuyến khích các em rèn luyện trong gia đình. Trong đó, quy ước về điểm như sau: (1 điểm) – Không bao giờ; (2 điểm) – Ít khi; (3 điểm) – Thỉnh thoảng; (4 điểm) – Khá thường xuyên; (5 điểm) – Thường xuyên và (6 điểm) – Rất thường xuyên. Điểm càng cao tương ứng với kỳ vọng của cha mẹ càng cao và ngược lại.

Điểm số thu được sau khi khảo sát 540 bậc cha mẹ như sau:

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Bảng kết quả khảo sát qua điểm số ở mỗi phẩm chất

Như vậy, các phẩm chất được phụ huynh kỳ vọng nhất ở con mình (đạt điểm số trên 5,0) gồm có: lễ phép, trung thực, sống có nề nếp, học giỏi, tôn trọng bản thân và người khác, chăm học và tiết kiệm.

Những phẩm chất được kỳ vọng ít nhất gồm có: mạo hiểm (2,85 điểm), biết kiếm tiền (3,5 điểm), giàu trí tưởng tượng (3,7 điểm).

Ngoài ra, với các phẩm chất khác, sự kỳ vọng của cha mẹ (qua điểm số) không chênh lệch nhau quá nhiều.

Một chi tiết thú vị khác trong khảo sát này là, kỳ vọng giữa người mẹ và người bố với con cái có phần khác nhau. Người mẹ thường có xu hướng kỳ vọng cao hơn người bố ở hầu hết nhóm phẩm chất, trừ nhóm "vui vẻ, năng động, sáng tạo".

Người mẹ có xu hướng kỳ vọng các con mình có những phẩm chất thuộc nhóm “Nề nếp, ngoan ngoãn, lễ phép”; “Yêu nước, trách nhiệm và có tinh thần cộng đồng” và “Sống trọng tình nghĩa” cao hơn người cha.

Trong khi đó, người cha lại có xu hướng kỳ vọng con mình có nhiều những phẩm chất như: “Vui vẻ, năng động, sáng tạo”; “Yêu lao động” và “Khôn ngoan, mạo hiểm” cao hơn người mẹ.
Những kỳ vọng này của cả người cha và người mẹ đều mang đặc trưng về giới khá rõ nét.

{keywords}
Xu hướng kỳ vọng giữa người cha và người mẹ với con cái

Nếu như người cha hướng các con mình đến những phẩm chất mang đầy tính thử thách, khám phá, vượt các giới hạn như năng động, sáng tạo, mạo hiểm… thì người mẹ lại mong các con mình hình thành những phẩm chất mang tính truyền thống, khuôn phép hơn như: ngoan ngoãn, lễ phép, có trách nhiệm, trọng tình…

Khảo sát của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (Viện Nghiên cứu Thanh Niên) được trình bày trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế về Tâm lý học diễn ra tại ĐH Khoa học xã hội và nhân văn diễn ra từ ngày 28/11 đến 1/12. 

Nguyễn Thảo

"Người hiếu học thực sự đi học nhằm để khai trí, đạt thức..."

"Người hiếu học thực sự đi học nhằm để khai trí, đạt thức..."

GS Trần Ngọc Thêm cho rằng "Từ chỗ coi trọng cái bằng mà sinh ra cách học đối phó, học để thi...

"Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận"

"Cần cù là huyền thoại, hiếu học là ngộ nhận"

GS. Trần Ngọc Thêm không ngần ngại gọi những giá trị mà chúng ta vẫn tự hào lâu nay – sự cần cù và hiếu học – là “huyền thoại".