- Trong số hơn 16,5 triệu  học sinh phổ thông của 28.700 ngôi trường của cả nước khai giảng hôm nay, có những trường hợp đặc biệt.

Cuộc thăm bất ngờ tới trường tự kỷ

Lần đầu tiên, một ngôi trường công nằm ven sông Hồng, ít người biết đến, hàng chục năm không được lãnh đạo nào thăm viếng, có hơn 50 cháu khuyết tật - trong đó cả các cháu thiểu năng trí tuệ và tự kỷ - bất ngờ đón vị khách đặc biệt của ngày khai giảng.

Sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có mặt tại trường này,  quan sát và lắng nghe, trao đổi với cha mẹ phụ huynh học sinh về các vấn đề của trẻ em và điều kiện học hành.

Nhà trường muốn giới thiệu lớp học hoà nhập nhưng khách từ chối không vào vì không muốn ảnh hưởng việc học tập của trẻ. 

Đó là trường tiểu học Thanh Trì. Ngôi trường có 1.072 học sinh trong đó có hơn 50 trẻ khuyết tật, 10 em vừa tốt nghiệp lên cấp 2, hiện còn 40 em khuyết tật trong đó có 10 em khuyết tật tự kỉ và trí tuệ.

{keywords}

Khai giảng của các bé tự kỷ

{keywords}

Đây là một trong những trường công lập có tỉ lệ trẻ khuyết tật cao, ở trường có một phòng hỗ trợ học tập cho trẻ khuyết tật, một phòng can thiệp đặc biệt cho trẻ tự kỷ.

Nhìn cảnh trẻ khuyết tật và tự kỷ, nói chuyện, vui đùa và nhận quà Trung thu của khách, nhiều cha mẹ đứng ngoài sân cứ âm thầm rơi nước mắt. Có những niềm hi vọng mới loé lên trong đôi mắt của họ.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hỏi chuyện các trẻ tự kỷ. Ảnh: Đình Nam/VGP

"Rất mong các vấn đề trẻ tự kỷ sẽ sớm được đưa vào các quyết nghị của Đảng và Nhà nước" là nguyện vọng của các bậc cha mẹ như vậy.

Với những nỗ lực, lòng kiên trì của giáo viên, học sinh trường tiểu học Thanh Trì, nhiều học sinh khuyết tật, chậm phát triển, tự kỷ đã đạt kết quả học tập tương đối khả quan so với khả năng của các em, thậm chí một số em đã được lên lớp, đạt sức học như các học sinh bình thường khác.

Trong năm học 2018-2019, trường tiểu học Thanh Trì đã tiếp nhận 20 trẻ tự kỷ vào học lớp 1.

Hát quốc ca bằng tay

Thay vì hát Quốc ca bằng miệng và nghe bằng tai, thầy cô, học trò ở đây lại hát quốc ca thông qua cử chỉ tay và trái tim mình. Chuyện xảy ra ở Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội), nơi chuyên dạy cho trẻ em khiếm thính.

 

Khai giảng bên bờ suối

Trong khi nhiều trường học trên cả nước rợp cờ hoa, bóng bay đủ sắc màu thì lễ khai giảng của các học sinh điểm trường Nậm Ngà (xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, Lai Châu) diễn ra đơn giản trên bãi đất bên bờ suối.

Hình ảnh do thầy giáo Long Khánh ghi lại đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội hôm nay, khiến nhiều người xúc động.

Ông Lý Chùy Hừ, Chủ tịch UBND xã Tà Tổng (huyện Mường Tè, Lai Châu) cho biết, sáng nay 5/9, tại xã Tà Tổng, nhiều điểm trường đã tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2018 – 2019 cho các học sinh.

Ông Hừ cho hay, những hình ảnh được ghi lại tại điểm trường Nậm Ngà cách trung tâm xã 50km. Sáng nay khoảng 600 học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 cùng các thầy cô giáo đã dự khai giảng tại khu đất ven suối Nậm Ngà.

Nhưng những học sinh đi dự khai giảng vẫn còn may mắn.

Theo Sở GD-ĐT Lai Châu, sau cơn lũ vừa qua, có 11 người đã vĩnh viễn không bao giờ được đón lễ khai giảng vì lũ cuốn trôi. Đó là 2 giáo viên và 9 học sinh, chưa kể 2 người bị thương. Tính ra, toàn tỉnh có khoảng 4.700 học sinh bị ảnh hưởng mưa lũ, chưa kể các thiệt hại cơ sở vật chất khác của trường học.

{keywords}
Lễ khai giảng của học sinh Lai Châu bên bờ suối

Theo ông Hử, do khuôn viên điểm trường không có sân nên chính quyền xã đã nhờ doanh nghiệp san phẳng một khu đất trống ven suối Nậm Ngà làm nơi tổ chức lễ khai giảng.

Ông Hừ cho hay, vào những ngày mưa lớn và mùa mưa, khu vực làm sân cho  lễ khai giảng hôm nay sẽ bị ngập hết bởi nước suối dâng cao.

Trên địa bàn xã Tà Tổng chỉ có điểm trường ở trung tâm xã là được xây dựng kiên cố còn lại các điểm trường khác vẫn đang là nhà xây tạm cho các cháu học.

Vẫn chui túi nilon đến trường

Nhiều học sinh ở bản Huổi Hạ (Na Sang, Mường Chà, Điện Biên) phải chui túi nilon nhờ người lớn đưa qua suối lũ, băng rừng hơn 5h đồng hồ tới trường.

Theo phản ánh của phóng viên VOV, Bản Huổi Hạ là một trong những bản xa và khó khăn nhất của xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Cả bản có 75 hộ với khoảng 500 nhân khẩu. Do mùa lũ, nước suối Nậm Chim lên cao, cuốn trôi cầu tạm bằng tre nên người dân phải dùng bè tre, căng dây thừng qua suối để đi lại.

{keywords}

Vẫn còn cảnh học sinh chui túi nilon vượt suối lũ tới trường ở Điện Biên

{keywords}
Dù rất sợ nhưng trên đường tìm kiếm "con chữ" thoát nghèo các em vẫn chấp nhận đi lại bằng cách này. Ảnh: Vũ Lợi/VOV

Lùi  ngày khai giảng, học sinh không thể đến trường

Trong khi cả nước tưng bừng đón ngày khai giảng năm học mới, tại các vùng tâm lũ ở Thanh Hóa nhiều điểm trường phải lùi ngày khai giảng, hàng trăm học sinh không thể đến trường.

Toàn huyện Mường Lát, có 6 trường và điểm trường bị thiệt hại nặng nề. Đặc biệt, trường Tiểu học Trung Sơn (xã Trung Sơn) bị “xóa sổ” khiến 264 học sinh không còn chỗ học. Sau lễ khai giảng, các học sinh phải đi học nhờ ở khu nhà công nhân của nhà máy thủy điện. Còn các thầy cô giáo cũng đang phải tá túc nhờ trong nhà dân.

Huyện Mường Lát, có 9 điểm trường bị sạt lở nghiêm trọng. Nhiều trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách vở của học sinh bị đất đá vùi lấp. Do trường bị sạt lở đất vùi lấp, hơn 260 học sinh trường Tiểu học Trung Sơn phải đi khai giảng nhờ tại trường THCS Trung Sơn.

Con đường dẫn vào trường tiểu học Tam Chung (xã Tam Chung) còn ngổn ngang bùn đất. Nhưng từ sáng sớm, các bậc phụ huynh đã đưa con em vượt suối, băng rừng đến trường để dự ngày khai giảng.

Tuy nhiên, sau sạt lở đất đã khiến nhiều phòng học, nhà bán trú, nhà công vụ giáo viên bị vùi lấp. Nhiều lớp học chưa thể bắt đầu cho năm học mới.

{keywords}

Thầy trò vùng tâm lũ Thanh Hóa lội bùn dự ngày khai giảng

{keywords}

Tại Quan Hóa, học sinh trường tiểu học Trung Sơn phải đi khai giảng nhờ

Thúy Mơ - Thanh Hùng - Lê Dương

Những lát cắt giáo dục cận kề ngày khai giảng

Những lát cắt giáo dục cận kề ngày khai giảng

Trưa thứ Tư, trời mưa tầm tã. Thầy trò trường Wellspring háo hức đón khách New Zealand tới trao giải cuộc thi biến đổi khí hậu. Còn ở Yên Bái, thầy cô đang tỏa đi các bản làng kéo học sinh đến trường sau lũ.

"Việc đầu tiên các em cần làm là bồi đắp tình yêu thương"

"Việc đầu tiên các em cần làm là bồi đắp tình yêu thương"

Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Kim Sơn đã có bài diễn văn khai giảng truyền cảm hứng tới học sinh trong lễ khai giảng tại Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, sáng nay ngày 5/9.

Khoảnh khắc bỡ ngỡ của trẻ lớp 1 ngày khai trường

Khoảnh khắc bỡ ngỡ của trẻ lớp 1 ngày khai trường

Sáng nay, cả nước có 21,9 triệu học sinh bước vào năm học mới 2018-2019. Trong số đó, có gần 2 triệu trẻ bắt đầu vào lớp 1.