- Sinh viên năm nhất, thứ nhất sợ hết tiền, thứ nhì sợ hết nước. Nhưng những nỗi sợ ấy bất kỳ ai cũng đều phải trải qua ngay từ những ngày tháng “sinh viên đầu đời” ở ký túc xá.

Thịt bay, cơm bung nở và nước lọc chống đói

Anh Hải vẫn nhớ rõ thời kỳ “hoàng kim” của ký túc xá trường Bách khoa vào khoảng những năm cuối thập niên 90. Khi ấy, anh còn là cậu sinh viên năm nhất theo mẹ đến trường nhập học. Dãy nhà cũ kỹ, loang lổ rêu phong có tên B8 là nơi những đứa con trai như anh gắn bó suốt 5 năm học.

{keywords}

Khu B8 của KTX trường Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn giữ nguyên như "thuở ban đầu"

Tài sản quý giá của sinh viên thời bấy giờ cũng chỉ là một chiếc thùng tôn có treo móc khóa vừa làm đồ đựng chống trộm, vừa có thể dùng để kê thành bàn học.

Xung quanh phía góc giường tầng được dán chi chít những tờ giấy báo hoặc vài bức tranh về một diễn viên nổi tiếng nào đó. Tổng cộng mỗi phòng như thế có khoảng 12 sinh viên, đến từ các vùng quê khác nhau.

Trong ký ức của anh Hải, dù thiếu thốn nhưng đáng nhớ nhất vẫn là những bữa cơm bụi tại khu ký túc.

Ở ký túc xá có câu nói nổi tiếng “Hè ăn rau muống, đông ăn bắp (bắp cải). Hai món ấy cứ xào luộc, luộc xào luân phiên suốt mấy tháng trời. Còn với món mặn, nhiều sinh viên truyền nhau rằng: “Thịt được thái mỏng tới độ, nếu thả từ trên cao thì khi chạy xuống tầng vẫn còn thấy miếng thịt đang bay lơ lửng”.

Câu chuyện này dù chỉ mang tính chất tiếu lâm nhưng cũng phần nào phản ánh được sự thiếu thốn của sinh viên trong thời điểm bấy giờ.

Cũng vì cơm ký túc xá được nấu bung nở bằng một kỹ xảo nào đó nên dù đã ăn nhưng nửa đêm đám học trò vẫn đói meo bụng. Do vậy, cả phòng lại phải góp tiền mua chung một túi mì tôm cân. Mì tôm được ăn khi có sự biểu quyết của cả phòng. Chỉ cần sục nước sôi rồi thả mì vào là cả đám có thể ngồi húp sì sụp. Đó có lẽ là thứ mì tôm “ngon nhất trần đời”.

Đến khi không còn đủ tiền mua mì, cách duy nhất để chống đói là uống nước lọc. Đứa nào có tiền cũng chẳng dám mua gì ăn vì sợ “thóc đâu mà đãi gà rừng”.

{keywords}
Ký túc xá Trường ĐH Kinh tế quốc dân

Vì vậy mới có chuyện nửa đêm anh bán bánh mì thường lượn qua lượn lại khu ký túc xá mời mọc. Cứ mỗi khi có đứa gọi “Bánh mì ơi” là cả phòng lại hí hửng vì kiểu gì cũng được cho một miếng. Anh bán bánh mì nghe vậy cũng lao như tên bắn đến, miệng không quên quảng cáo “bánh mì nóng giòn đây”.

- “Còn mì không bánh mì ơi?”.

- Còn nhiều, anh lấy mấy chiếc.

- Còn nhiều hả? Thôi đi bán nhanh lên chứ muộn rồi đấy!

Nhiều lần bị “mừng hụt”, anh bán bánh mì chẳng thèm dừng lại khi đi qua ký túc xá nữa. Nếu muốn mua thật, cả lũ phải đứng hẳn ra bên ngoài để gọi vào.

Cũng vì thiếu thốn nên thời sinh viên thích nhất vẫn là những ngày được về nhà để cải thiện bữa. Còn đối với những sinh viên ở xa, “trợ cấp” chỉ có thể gửi qua đường bưu điện.

Quán nước cạnh trường chỉ có… nam sinh

Ngoài chuyện ăn cơm bụi thì việc “cắm quán” cũng là một đặc tính quen thuộc của sinh viên thế hệ 7x, 8x. Thuở đó, đường Nguyễn Phong Sắc còn nhỏ xíu như một cái ngõ. Ở một bên đường, người ta dựng lên những quán nước xập xệ. Họ kéo phích điện ra sát ngay vỉa hè rồi thắp những chiếc bóng li ti  treo trên ghế nhựa.

Thức uống thời ấy là trà đá, mấy món chai lọ nước ngọt, sấu dầm. Để thu hút đám nam sinh trường Báo gần đó, người ta còn mở cả Tivi, băng đầu cho sinh viên đến vừa xem vừa uống nước. Đây cũng được coi là một hình thức giải trí quen thuộc của đám nam sinh trong những buổi tối rỗi rãi.

Ngoài phim kiếm hiệp, những hàng quán này còn vụng trộm phục vụ cả băng “con heo” miễn phí. Có thể vì lý do đó mà mỗi buổi tối tại đây luôn đắt khách.

{keywords}

Hình ảnh đóng thùng quen thuộc của sinh viên xưa (Ảnh: Internet)

Đối với khu ký túc xá trường Báo những năm 2000 – 2010 sang chảnh nhất vẫn là tòa nhà 28T dành cho sinh viên các lớp lý luận. Những sinh viên khoa khác như Báo chí, Xuất bản,.. sẽ ở tại khu nhà cấp bốn với một khoảng vườn rộng, cỏ dại mọc um tùm.

Vào những ngày mưa, cóc nghóe kêu ầm ĩ. Có những anh sinh viên người Lào rủ nhau ra vườn bắt nghóe về làm mắm. Mắm nghóe vốn được coi là một món ăn phổ biến của đất nước Lào.

Lại có chuyện, sinh viên tự chế sục cắm điện bằng cách lấy con dao lam phanh ra rồi gắn vào đầu dây điện. Chiếc sục tự chế này được dùng để nấu tất cả các thể loại mì tôm, trứng luộc hay con gà, con vịt mang lên từ quê cũng cho hết vào xô để luộc.

Mùa đông, các khu tập thể đều dùng chung nhà tắm, chiếc sục tự chế này còn phát huy tác dụng khiến cả bể nước to hàng chục khối… bớt lạnh.

{keywords}
Một góc ký túc xá trường ĐH Kinh tế quốc dân

Trong ký ức của sinh viên trường Báo còn là chiếc loa được treo tít trên ngọn cây. Tiếng cô “tổng đài viên” phát ra văng vẳng bao trùm lên toàn bộ khu ký túc xá nhằm thông báo cuộc gọi tới sinh viên. Tất nhiên, nỗi sợ lớn nhất của sinh viên bấy giờ là đi nghe điện thoại. Mỗi lần nghe như thế sẽ phải trả phí từ 500 – 1000 đồng.

“Không nghe thì sợ gia đình có chuyện gấp cần báo, nghe thì toàn những câu chuyện mượn giáo trình hay những cuộc tỏ tình lãng nhách của đám con trai. Chỉ cần 5 cuộc gọi như thế là đi tong một suất cơm bụi”.

Còn một nghìn lẻ một câu chuyện liên quan đến đời sống ký túc xá của sinh viên xưa. Nhưng dù có thiếu thốn, với bất kì sinh viên nào thời bấy giờ, đó cũng đều là chuỗi ký ức đẹp đẽ một thời mà dù khó khăn nhưng cũng thật đáng nhớ.

Thúy Nga

 

Một giờ của sinh viên có đáng giá hơn 10.000 đồng?

Một giờ của sinh viên có đáng giá hơn 10.000 đồng?

Sinh viên phải đi làm hàng ngày, chuẩn đến từng giờ, từng phút, áp lực vì bị chủ cằn nhằn nhưng chỉ nhận lại mức lương 12–15 nghìn đồng. Điều đó liệu có đáng?

“Đã qua rồi thời sinh viên tiêu 2 triệu/tháng”

“Đã qua rồi thời sinh viên tiêu 2 triệu/tháng”

2 triệu đồng là mức tiền mà 7 năm trước anh trai Huyền vẫn thường được bố mẹ cho để trang trải chi phí trên thành phố. Nhưng với Huyền bây giờ, mức tiền đó “chỉ còn là ký ức xa xôi của thế hệ 8x, 9x đời đầu”.

Hơn 87% sinh viên Trường ĐH Nha Trang tốt nghiệp loại khá

Hơn 87% sinh viên Trường ĐH Nha Trang tốt nghiệp loại khá

 Từ ngày 8-11/8, Trường ĐH Nha Trang tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho gần 2.000 sinh viên bậc đại học khóa 2014-2018 và bậc cao đẳng khóa 2015-2018.

Hơn 400 sinh viên Trường Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM bị buộc thôi học

Hơn 400 sinh viên Trường Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM bị buộc thôi học

Hơn 400 sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khóa tuyển sinh năm 2016 bị buộc thôi học do không nộp bằng tốt nghiệp THPT.

Ít nhất 30% sinh viên sẽ được nâng cao nhận thức về doanh nghiệp xã hội

Ít nhất 30% sinh viên sẽ được nâng cao nhận thức về doanh nghiệp xã hội

Hội đồng Anh tại Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bộ GD&ĐT nhằm thúc đẩy giảng dạy doanh nghiệp xã hội và đổi mới xã hội trong các trường đại học tại Việt Nam.