“Trước đêm giao thừa, tất cả dặn nhau không được phép nhớ nhà. Thế nhưng khi đồng hồ vừa điểm, mỗi đứa ngồi một góc, tay cầm điện thoại gọi về mà nước mắt chực rơi. Có đứa không kìm được vội òa khóc. Những đứa khác thấy thế cũng nức nở theo”.

Những nỗi niềm trăn trở, tủi thân ấy có lẽ chỉ du học sinh mới thấu hiểu.

Hết giao thừa là hết Tết

Khi hương vị Tết đang ngập tràn khắp các phố phường của dải đất hình chữ S, ở cách đó chừng hơn 4.000 cây số, những du học sinh Nhật vẫn miệt mài với guồng quay của công việc và học hành.

{keywords}
Các du học sinh thường đến chùa cầu may trong dịp Tết

Nhớ gia đình, “thèm” vị Tết quê hương là nỗi lòng chung của những người con xa xứ. Dù không phải là lần đầu đón Tết xa nhà nhưng với Phạm Thế Tùng - sinh viên Trường ĐH Kinh tế Nhật Bản - Tết luôn là khoảng thời gian khiến cậu nôn nao nỗi nhớ. “Ở Việt Nam lúc này đang là những ngày giáp Tết, nhưng với bọn mình, không khí Tết chỉ thực sự đến vào đêm 30”. 

“Vội vã”, ấy là cách Tùng miêu tả về nhịp sống của những du học sinh tại Nhật. Ngày 30 Tết, không kẹo mứt cũng chẳng có hoa đào, bữa cơm đôi khi chỉ là chiếc bánh ăn vội trong lúc chờ tàu đến. Miếng bánh nghẹn ứ ở cổ vẫn phải cố nuốt để có sức đi làm. Nước mắt của du học sinh cũng phải chảy ngược vào trong.

“Guồng quay công việc ở Nhật khá gấp gáp. Mình cũng bị cuốn theo những nỗi lo toan tiền bạc, công việc. Giây phút để nhớ gia đình và vị Tết quê hương có lẽ là vào đêm giao thừa.

Năm trước, mình được đón Tết cùng bạn bè. Trước đêm giao thừa, tất cả dặn nhau không được phép nhớ nhà. Thế nhưng khi đồng hồ vừa điểm, mỗi đứa ngồi một góc, tay cầm điện thoại gọi về mà nước mắt chực rơi. Có đứa không kìm được vội òa khóc. Những đứa khác thấy thế cũng nức nở theo”.

{keywords}
Bữa cơm chào đón năm mới với những món đậm chất quê nhà

Nỗi nhớ dâng lên, những du học sinh như Tùng chỉ biết làm vơi đi thông qua màn hình laptop. Đó là thứ duy nhất kết nối “hai đầu cầu” Việt – Nhật, mang theo hương vị Tết quê hương đến nơi xứ người. “Đêm 30, tất cả những người bạn của mình cùng quây quần bên nhau, vừa xem Táo quân, vừa ăn uống chúc nhau năm mới. Nhưng chỉ ngay sau đó, sáng sớm mùng Một chúng mình lại phải lọ mọ trở về guồng quay thường nhật”.

Cũng giống như nhiều du học sinh khác, vào sáng mùng Hai, Tùng cùng bạn bè đi đến chùa. Với Tùng, “chỉ đến chùa mình mới cảm nhận được hơi ấm cộng đồng. Mình ở Kobe nên tại đây không quá đông người Việt như ở Osaka hay Tokyo. Gặp cộng đồng người Việt giúp mình vơi đi phần nào nỗi nhớ”.

Thấy bánh chưng là thấy Tết

Cùng mang chung tâm trạng cô đơn, nhớ nhà nơi đất khách, Hoàng Mạnh Hiếu - sinh viên Trường ĐH Quốc tế Nhật Bản - không khỏi ngậm ngùi: “Nỗi nhớ quê với mình không chỉ riêng ngày Tết. 365 ngày không lúc nào lòng mình không ngập tràn nỗi nhớ. Chỉ là, Tết là lúc nỗi nhớ cồn cào nhất”.

Đây cũng là năm thứ hai Hiếu ăn Tết xa nhà. Vào ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, tại Nhật cũng là ngày bình thường như bao ngày khác. “Buổi sáng 30, bước ra đường vẫn thấy mọi người tất bật xuôi ngược, một cảm giác thiếu vắng bao trùm trong lòng mình. Mình thấy lạc lõng, thèm giọng nói của một người đồng hương nào đó, thèm cả những bữa cơm thịt mỡ dưa hành mẹ nấu. Bạn bè mình thường bảo, Tết không cần gì cả, chỉ cần thấy bánh chưng là đủ thấy Tết”.

{keywords}
Chỉ cần thấy bánh chưng là đủ thấy Tết

Trong nỗi nhớ của Hiếu, Tết là khi được tất bật cùng bố gói bánh chưng. Cậu luôn được ưu tiên một chiếc bánh nhỏ lạt theo kiểu khác biệt. Bao nhiêu năm vẫn mặc định như thế!

“Cảm xúc háo hức, lâng lâng đó chỉ ở Việt Nam mình mới cảm nhận được. Những công việc ngày Tết mình phụ bố mẹ diễn ra hàng năm như đã thành thông lệ: 27 dọn nhà đón Tết, 28 sắm sửa kẹo bánh, hoa đào, 29 gói bánh chưng… Mình nhớ cả giây phút ngồi trông lửa nấu bánh, nghe tiếng nổ lách tách từ củi. Bình dị nhưng thật nhớ. Giờ lớn rồi, đi xa nhà, nghĩ đến sao bỗng thấy thật thèm vị Tết quê hương”.

Để vơi đi nỗi nhớ nhà, Tết năm nay, Hiếu cùng những người bạn của mình tổ chức một bữa tiệc nhỏ với những món ăn đậm chất quê nhà. Điều đặc biệt, bữa tiệc sẽ có thêm món bánh chưng được nấu bằng bếp điện.

“Bánh chưng mua tại siêu thị khá đắt. Do vậy, tranh thủ đợt nghỉ hè trước mình có cầm theo khuôn bánh sang để Tết này tự gói. Tết năm nay, mình và các bạn du học sinh khác sẽ làm một buổi party nho nhỏ chào đón năm mới. Chắc sẽ không đầy đủ như ở nhà đâu, nhưng dù sao cũng an ủi phần nào bởi vẫn có một chút ấm cúng của vị Tết quê hương giữa nơi xa xôi nghìn cây số”.

Thúy Nga

Hai lá phiếu về Tết

Hai lá phiếu về Tết

Hơn 80 năm trước, học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã có bài viết bàn về việc mà cho đến nay vẫn đang gây tranh cãi - đó là ủng hộ hay phản đối Tết âm lịch.

Sinh viên tu bổ nhà cửa cho người dân đón Tết

Sinh viên tu bổ nhà cửa cho người dân đón Tết

Ban liên lạc Đồng hương sinh viên Thanh Hóa - Trường ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức chương trình “Sưởi ấm ngày Xuân” trong 2 ngày 3-4/2 tại xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Sinh viên ấm lòng khi bất ngờ được chủ nhà trọ tặng quà Tết

Sinh viên ấm lòng khi bất ngờ được chủ nhà trọ tặng quà Tết

Được đối xử tốt khi thuê trọ đã là điều mơ ước, còn được chủ nhà trọ tặng quà Tết là điều mà nhiều sinh viên chỉ biết... tưởng tượng.

Trao học bổng hỗ trợ sinh viên khó khăn về quê đón Tết gần 300 triệu đồng

Trao học bổng hỗ trợ sinh viên khó khăn về quê đón Tết gần 300 triệu đồng

Ngày 31/1, Trường ĐH Ngoại thương tổ chức trao quà hỗ trợ cho 264 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất với tổng số tiền 286 triệu đồng.