Giáo sư Peter Scholze (30 tuổi) đến từ nước Đức vừa giành giải thưởng Fields tại Đại hội toán học quốc tế. Anh cũng trở thành một trong những người đoạt huy chương trẻ nhất thế giới từ trước đến nay.

Nhà Toán học có ảnh hưởng nhất trên thế giới

Trong giới khoa học, Peter Scholze nổi lên như một tài năng hiếm hoi, xuất hiện sau vài thập kỷ và được coi là một trong những nhà Toán học có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

{keywords}
Peter Scholze được coi là một trong những nhà Toán học có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Scholze hiện đang là giáo sư của Trường ĐH Bonn. Anh cũng là giáo sư trẻ nhất ở Đức khi nhận chức danh này ở tuổi 24.

Ở tuổi 14, khi còn đang theo bậc trung học, Scholze đã bắt đầu tự học toán trình độ đại học. Đến khi lên 16 tuổi, Scholze bắt tay vào việc nghiên cứu và chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat. Đây là một định lý nổi tiếng trong lịch sử toán học làm khó nhiều bộ óc vĩ đại trong suốt gần 4 thế kỉ. Mặc dù chứng minh không thành công, nhưng Scholze cho biết: “Dù khó hiểu nhưng vấn đề này vô cùng hấp dẫn”.

Scholze thực sự nổi tiếng ở tuổi 22 khi tìm ra cách để rút ngắn đáng kể một phương trình chứng minh phức tạp trong hình học đại số. Điều này đã khiến Weinstein, một nhà Lý thuyết số của ĐH Boston đã phải thốt lên: “Thật tuyệt vời khi một người trẻ tuổi đã làm được điều mang tính cách mạng”.

Chính nhờ khả năng tìm tòi và say mê toán học, Peter Scholze đã giành nhiều giải thưởng cao quý.

Có thể kể đến 3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc trong các cuộc thi Olympic Toán học quốc tế từ năm 2004 đến năm 2007.

Ngoài ra, Peter Scholze còn nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá khác, trong đó có giải thưởng New Horizons in Mathematics trị giá 100.000$ do ông chủ Facebook Zuckerberg sáng lập. Tuy nhiên, Peter Scholze đã từ chối nhận giải thưởng này.

Cho đến hiện tại,Peter Scholze đã được bổ nhiệm làm Giám đốc Viện Toán Max Planc ở Bonn. Anh cũng là 1 trong 4 nhà toán học được trao Huy chương Fields - giải thưởng danh giá nhất được ví như giải Nobel trong lĩnh vực Toán học vào tháng 7 vừa qua.

“Tôi không tin rằng bạn luôn phải hiểu mọi thứ trong toán học”

Peter Scholze không phải là người Đức đầu tiên giành giải thưởng cao quý này. Năm 1986, một vị giáo sư tên Gerd Faltings, người từng là giám đốc của Viện Toán học Max Planck ở Bonncũng đã nhận được huy chương đáng mơ ước ấy.

{keywords}
Peter Scholze(giữa) là người Đức thứ 2 giành giải thưởng cao quý này

Tuy nhiên, cái tên Peter Scholze được nhiều người biết tới bởi những chứng minh ngắn gọn của anh về các vấn đề toán học hóc búa. Hiện lĩnh vực nghiên cứu chính của Scholze bao gồm: Hình học số học, Lý thuyết các dạng tự đẳng cấu và Biểu diễn Galois.

Một điểm thú vị ít biết về Peter Scholze là khi còn học đại học, Peter Scholze thích làm việc mà không viết ra bất cứ điều gì. Điều đó có nghĩa Peter Scholzephải xây dựng ý tưởng cho mình ngay trong đầu một cách rõ ràng, rành mạch nhất.

Peter Scholze làm gì cũng rất chắc chắn. Đến độ, nhà Lý thuyết số Weinstein kể lại rằng: “Nếu anh ta nói, “Vâng, nó sẽ hoạt động”, bạn có thể tự tin về nó. Nhưng nếu anh ta nói “Không ổn”, bạn nên từ bỏ. Và nếu anh ta nói “Không biết điều gì sẽ xảy ra” thì đó là điều may mắn vì bạn đang nắm trong tay một vấn đề thú vị”.

Tuy nhiên, cũng có lần Scholze làm việc vội vàng là khi anh cố gắng hoàn thành một bài báo trước ngày sinh của con gái. “Tôi đã không thể làm được gì nhiều sau đó” - Peter Scholze kể lại.

Việc trở thành một người cha đã buộc Peter Scholze phải kỷ luật hơn trong cách sử dụng thời gian. Tuy nhiên, Scholze cho rằng, đây không phải là một rào cản làm ảnh hưởng đến thời gian nghiên cứu Toán học của anh. “Toán học là niềm đam mê của tôi. Tôi luôn muốn nghĩ về nó” - Peter Scholze nói.

“Tôi cũng sẽ cố gắng không để điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của mình” – Anh khẳng định.

Thúy Nga

Người phụ nữ đầu tiên đoạt giải thưởng Fields qua đời vì ung thư

Người phụ nữ đầu tiên đoạt giải thưởng Fields qua đời vì ung thư

Maryam Mirzakhani nhà toán học nổi tiếng của Iran, người phụ nữ đầu tiên của giải thưởng Fields đã qua đời vì bệnh ung thư.

GS Ngô Bảo Châu dành trọn tiền giải thưởng Fields làm tạp chí toán

GS Ngô Bảo Châu dành trọn tiền giải thưởng Fields làm tạp chí toán

Kinh phí hoạt động những năm đầu tiên của Tạp chí PI là số tiền từ giải thưởng Field mà GS Ngô Bảo Châu nhận được từ năm 2010.

Những điều ít biết về nữ chủ nhân đầu tiên của giải thưởng Fields

Những điều ít biết về nữ chủ nhân đầu tiên của giải thưởng Fields

Hiện đang là giảng viên ĐH Stanford, người phụ nữ 37 tuổi người Iran từng học kém môn toán và mơ ước trở thành nhà văn.

Huy chương Toán học Fields bị đánh cắp sau 30 phút nhận giải

Huy chương Toán học Fields bị đánh cắp sau 30 phút nhận giải

Tấm huy chương Toán học Fields trao cho một giáo sư Đại học Cambridge (Anh) bất ngờ bị đánh cắp chỉ 30 phút sau khi ông nhận giải.

Tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư: Sẽ có nhiều điểm mới

Tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư: Sẽ có nhiều điểm mới

Tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư từ năm 2018 có nhiều điểm mới. Với ứng viên phó giáo sư viết sách không còn là quy định cứng.