Nghiên cứu được thực hiện trên 104 trẻ em từ 3-10 tuổi, trong đó có 55 em là bé gái. Các nhà khoa học đã cho các em xem một video giáo dục có các khái niệm toán học như đếm, công trừ.

Sau đó, các nhà khoa học đã lập biểu đồ hoạt động não của trẻ thông qua máy quét MRI và so sánh kết quả. Dữ liệu đó cho thấy không có sự khác biệt giữa các chức năng hoặc sự phát triển não bộ của trẻ em.

Nhóm nghiên cứu cũng xem xét kết quả của một bài kiểm tra khả năng toán học của 97 trẻ em từ 3 đến 8 tuổi, trong đó 50 em là nữ. Cả hai giới tính đều cho thấy kết quả tốt như nhau, không phân biệt tuổi tác.

Nghiên cứu cũng cho thấy, thực tế, bé gái và bé trai có mức độ trưởng thành thần kinh tương đương nhau về mặt thống kê trên toàn bộ não. Điều đó cho thấy quá trình xử lý thần kinh của toán học phát triển với tốc độ tương tự ở bé trai và bé gái.

Theo nhà nghiên cứu Matthijs Oosterveen, Đại học Erasmus Rotterdam (Hà Lan), “Khoa học tự nhiên trước nay bị coi là điểm yếu của phụ nữ. Nhiều người cho rằng họ có thiên phú về nghiên cứu xã hội hơn. Các phát hiện khoa học cho thấy đó là định kiến giới. Thực tế, nam và nữ đều có khả năng giỏi như nhau".

Tiến sĩ Alyssa Kersey – Khoa tâm lý học, Đại học Chicago cho biết, “Không chỉ ở môn toán học mà ở tất cả các lĩnh vực khác, cả bé trai và bé gái đều có sự tương đồng về hoạt động của não bộ”.

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Journal năm 2011, những định kiến giới về toán học có thể khiến cho các bé gái tự ti hơn về khả năng của mình. Về lâu dài sẽ có tác động tiêu cực tới kết quả học tập của các em.

Chính vì thế, các nhà khoa học mong rằng, những nghiên cứu khoa học này có thể góp phần xóa bỏ định kiến giới. Qua đó có thể thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).

Vì sao con cái thừa hưởng trí thông minh từ mẹ nhiều hơn bố?

Vì sao con cái thừa hưởng trí thông minh từ mẹ nhiều hơn bố?

Theo các nhà nghiên cứu, gen di truyền của người mẹ quyết định tới trí thông minh của trẻ nhiều hơn từ bố.