Mưa sao băng Geminid sẽ đạt đỉnh vào ngày đêm 14/12 – rạng sáng ngày 15/12 theo giờ Việt Nam. Đây là trận mưa sao băng lớn nhất và cũng là cuối cùng của năm 2018, NASA cho biết.

{keywords}
Hình ảnh chụp mưa sao băng Geminid ở New Zealand năm 2017

Hiện tượng mưa sao băng Geminid lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1862 và diễn ra đều đặn vào tháng 12 hằng năm.

Mặc dù được đánh giá là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm, song việc người xem có thể quan sát thấy hiện tượng này hay không còn phụ thuộc vào vị trí, thời điểm, mức độ ánh sáng và độ dày của mây.

Tại Hà Nội, nếu các điều kiện trên thuận lợi, người xem có thể thấy mưa sao băng Geminid dày nhất từ khoảng 20 giờ ngày 14/12 đến rạng sáng ngày 15/12.

Cơn mưa sao băng nổi tiếng này được tạo nên từ tiểu hành tinh 3200 Phaethon. Các nhà khoa học đã từng tranh luận về bản chất của Phaethon. Tiểu hành tinh gần Trái Đất và được theo dõi rất sát sao này còn được ví như sao chổi.

Phaethon được phát hiện vào tháng 10 năm 1983 và được đặt tên theo tên con trai của thần Mặt Trời Helios theo thần thoại Hy Lạp, vì quỹ đạo của nó tiến tới gần Mặt Trời.

Phaethon quay quanh Mặt Trời gần hơn bất kỳ tiểu hành tinh nào khác và nó mất 1,4 năm để làm việc đó. Khi tiến tới gần Mặt Trời, nó đạt tới 1.300 độ F và rơi ra những mảnh vụn.

Những vật chất này tạo thành mưa sao băng khi chúng lao vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ hơn 35km/ giây, sau đó bốc hơi thành những vệt mà chúng ta gọi là “sao băng”.

Nếu bạn sống ở thành thị, để quan sát được mưa sao băng, bạn nên lái xe tới một nơi không có ánh đèn, thoáng đãng. Đồng thời, bạn phải cho mắt làm quen với bóng tối từ 20-30 phút trước khi quan sát.

Nguyễn Thảo (Theo CNN)

Đêm nay, mưa sao băng Kim Ngưu đạt cực đỉnh

Đêm nay, mưa sao băng Kim Ngưu đạt cực đỉnh

Theo tờ National Geographic, tháng 11 năm nay sẽ có 2 trận mưa sao Băng, trong đó có 3 cực đỉnh rơi vào ngày 5/11, 12/11 và 17/11.

Sự khác nhau giữa Thiên thạch, Sao băng và Tiểu hành tinh

Sự khác nhau giữa Thiên thạch, Sao băng và Tiểu hành tinh

Các thuật ngữ tiểu hành tinh, sao băng và thiên thạch có một số điểm khác nhau. Dưới đây là sự giải thích ngắn gọn sự khác nhau giữa ba thuật ngữ này.

Tìm hiểu thiên thạch mang tên "Sao băng Chelyabinsk"

Tìm hiểu thiên thạch mang tên "Sao băng Chelyabinsk"

Sao băng Chelyabinsk là Thiên thạch lớn nhất được biết đã chạm vào Trái Đất kể từ khi sự kiện Tunguska năm 1908.