- Khả năng của sự sống trên Sao Hỏa là một vấn đề được quan tâm đáng kể của sinh vật học vũ trụ do khoảng cách cận kề của hành tinh này và tính tương đồng với Trái Đất.

Các kiểu Nhật thực trên thế giới
Khám phá vòng ngoài Hệ mặt trời
Vùng bức xạ và vùng đối lưu trong Hệ mặt trời là gì?

{keywords}

Những hiểu biết hiện tại về hành tinh ở được ưu tiên những hành tinh có nước lỏng tồn tại trên bề mặt của chúng. Điều này trước tiên đòi hỏi quỹ đạo hành tinh nằm trong vùng ở được, mà đối với Mặt Trời hiện nay là vùng mở rộng ngày bên ngoài quỹ đạo Sao Kim đến bán trục lớn của Sao Hỏa.

Trong thời gian Sao Hỏa nằm gần cận điểm quỹ đạo thì nó cũng nằm sâu bên trong vùng ở được, nhưng bầu khí quyển mỏng của hành tinh (và do đó áp suất khí quyển thấp), điều này không đủ để cho nước lỏng tồn tại trên diện rộng và trong thời gian dài. Những dòng chảy trong quá khứ của nước lỏng có khả năng mang lại tính ở được cho hành tinh đỏ. Một số bằng chứng cho thấy nếu nước lỏng có tồn tại trên bề mặt Sao Hỏa thì nó sẽ quá mặn và có tính a xít cao để có thể duy trì một sự sống thông thường.

Sao Hỏa không có từ quyển, đồng thời có một bầu khí quyển cực mỏng cũng là một thách thức: sẽ có ít sự truyền nhiệt trên toàn bề mặt hành tinh, đồng thời khí quyển cũng không thể ngăn được sự bắn phá của gió Mặt Trời và một áp suất quá thấp để duy trì nước dưới dạng lỏng (thay vào đó nước sẽ lập tức thăng hoa thành dạng hơi). Sao Hỏa cũng gần như, hay có lẽ hoàn toàn không còn các hoạt động địa chất; sự ngưng hoạt động của các núi lửa rõ ràng làm ngừng sự tuần hoàn của các khoáng chất và hợp chất hóa học giữa bề mặt và phần bên trong Sao Hỏa.

Nhiều bằng chứng ủng hộ cho Hỏa Tinh trước đây đã từng có những điều kiện cho sự sống phát triển hơn so với ngày nay, nhưng liệu các sinh vật sống từng tồn tại trên Sao Hỏa hay không vẫn còn là bí ẩn.

Các tàu thăm dò Viking trong giữa thập niên 1970 đã thực hiện những thí nghiệm được thiết kế nhằm xác định các vi sinh vật trong đất Sao Hỏa ở những vị trí chúng đổ bộ và đã cho kết quả khả quan, bao gồm sự tăng tạm thời của sản phẩm CO2 khi trộn những mẫu đất với nước và khoáng chất. Dấu hiệu của sự sống này đã gây ra tranh cãi trong cộng đồng các nhà khoa học, và vẫn còn là một vấn đề mở.

Tại phòng thí nghiệm Johnson, một số hình dạng thú vị đã được tìm thấy trong khối vẫn thạch ALH84001. Một số nhà khoa học đề xuất là những hình dạng này có khả năng là hóa thạch của những vi sinh vật đã từng tồn tại trên Sao Hỏa trước khi vẫn thạch này bị bắn vào không gian bởi một vụ chạm của thiên thạch với hành tinh đỏ và gửi nó đi trong chuyến hành trình khoảng 15 triệu năm tới Trái Đất.

Những lượng nhỏ mêtan và fomanđêhít xác định được gần đây bởi các tàu quỹ đạo đều được coi là những dấu hiệu cho sự sống, và những hợp chất hóa học này cũng nhanh chóng bị phân hủy trong bầu khí quyển của Sao Hỏa.

Trong tương lai, có thể là nhiệt độ bề mặt Sao Hỏa sẽ tăng từ từ, hơi nước và CO2 hiện tại đang đóng băng dưới regolith bề mặt sẽ giải phóng vào khí quyển tạo nên hiệu ứng nhà kính nung nóng hành tinh cho đến khi nó đạt những điều kiện tương đương với Trái Đất ngày nay, do đó cung cấp nơi trú chân tiềm năng trong tương lai cho sinh vật trên Trái Đất.

Bầu khí quyển trên Sao Thủy như thế nào?

Bầu khí quyển trên Sao Thủy như thế nào?

Sao Thủy có bầu khí quyển rất mong manh và rất khác nhau chứa hydro, heli, ôxy, natri, canxi, kali và hơi nước.

Trạm vũ trụ Trung Quốc sắp rơi xuống Trái Đất

Trạm vũ trụ Trung Quốc sắp rơi xuống Trái Đất

Một trạm không gian của Trung Quốc có kích thước bằng một chiếc xe buýt chuẩn bị rơi xuống Trái Đất, theo dự đoán của các nhà khoa học. Tuy nhiên, không ai biết nó sẽ rơi chính xác xuống địa điểm nào.

Khám phá cấu trúc các tầng khí quyển trên Sao Hỏa

Khám phá cấu trúc các tầng khí quyển trên Sao Hỏa

Việc ngưng tụ của hơi nước thành mây cho thấy dấu hiệu quan trọng trong nghiên cứu chu trình biến đổi hơi nước cũng như khí tượng của khí quyển Sao Hỏa.

Nhật Linh (theo Wikipedia)