Năm 2016 cả nước có 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Đây là bài toán thực sự làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục. Vậy đâu là hướng đi mới trong việc giải quyết vấn nạn thất nghiệp này?

{keywords}

Vừa qua, hội thảo “Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, Chương trình đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam (GIZ) tổ chức, đã thống kê: năm 2016 cả nước có 225.000 người có trình độ cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Đây là chủ đề không mới, nhưng bài toán này thực sự làm đau đầu các nhà quản lý GD.

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay,“nhân sự chủ chốt” đang trở thành một trong những yếu tố sống còn đối với sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi có khả năng đem lại lợi nhuận và hiệu quả sản xuất, kinh doanh lớn. Từ thực tế này, việc đào tạo sinh viên không chỉ dừng lại ở lý thuyết, điểm số và bằng cấp, mà còn phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn của thị trường lao động.

{keywords} 

Chương trình đào tạo đại trà lạc hậu

Thực tế, việc tuyển sinh ồ ạt, đào tạo giảng dạy theo giáo trình đại trà, phương pháp chậm đổi mới, quản lý chất lượng đầu ra chưa tốt và lỏng lẻo, chạy theo số lượng và bệnh thành tích… cùng nhiều nguyên nhân khác khiến cho nhiều cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp trong khi doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn “khát” nhân sự.

Chương trình đào tạo thường xây dựng chưa được công phu, chưa xuất phát từ điều kiện thực tiễn của nền kinh tế có nhiều biến động nên khó đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động. Sinh viên chậm chạp, thụ động, không thể tự giải quyết công việc.

Cơ chế tự chủ tài chính quá thông thoáng đã dẫn tới đa số các trường đại học chạy theo số lượng quy mô đào tạo để có nguồn tài chính bù đắp các khoản chi thường xuyên. Hệ quả là một số trường đã coi nhẹ chất lượng giảng dạy, tuyển sinh một cách ồ ạt mà không quan tâm tới nhu cầu của xã hội và chất lượng đào tạo, dẫn đến lượng sinh viên tốt nghiệp bị thất nghiệp ngày càng cao, trong khi các doanh nghiệp vẫn đang trong tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hướng đi mới trong đào tạo nguồn nhân lực CLC

GS. Eugene H.Levy - hiện là thành viên Hội đồng Sáng lập và Chủ tịch Hội đồng Học thuật Đại học Tân Tạo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Rice (Hoa Kỳ) nhận định: “Một xã hội hiện đại, tiên tiến phải đảm bảo đào tạo tốt nguồn nhân lực đảm nhiệm được nhiều vị trí và nhiều loại hình nghề nghiệp, đáp ứng được tiêu chí của một giám đốc - một nhà lãnh đạo tài năng. Xã hội hiện đại ấy phải dám cởi mở, dám chấp nhận những ý tưởng sáng tạo về xã hội, kỹ thuật và kinh tế. Qua thực tế tại Mỹ và Việt Nam, mô hình GD Khai phóng đã đáp ứng được những yêu cầu trên.”

Mô hình GD “Liberal Arts” (tạm dịch là "GD Toàn diện hay GD Khai Phóng") bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại và được xem là đỉnh cao của tri thức với mục đích đào tạo ra một con người có đức hạnh, uyên bác trong nhiều lĩnh vực. Mô hình này đào tạo ra những sinh viên sẽ trở thành những “công dân quốc tế” có khả năng học tập suốt đời và thích nghi nhanh chóng với môi trường mới.

GD khai phóng đã được chứng minh ở nhiều thị trường là hình thức GD giúp con người tìm kiếm việc làm thuận lợi nhất. Vì nền GD này tập trung đào tạo kỹ năng cứng (như cách suy luận, cách lập luận, tính toán, cách làm việc nhóm...), nhưng quan trọng hơn là giúp xây dựng và hoàn thiện tính cách con người. Đó cũng là điều mà phần lớn công ty khi tuyển nhân sự đều rất chú trọng.

Nhiều khảo sát đã cho thấy: sinh viên tốt nghiệp tại các trường theo kiểu GD này có tỷ lệ xin việc thành công rất cao. Họ được trang bị kỹ năng lãnh đạo, khả năng trở thành người dẫn dắt trong cộng đồng và thích ứng nhanh với những yêu cầu khắt khe của thị trường lao động.

Tại Việt Nam, với mô hình khai phóng, 100% sinh viên của Đại học Tân Tạo tốt nghiệp có việc làm với mức lương khởi điểm từ 8-20 triệu/tháng, trong đó 89% làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia, trong khi đa số sinh viên Việt Nam tốt nghiệp chỉ đạt được mức lương từ 2-5 triệu/tháng (Theo thống kê của JobStreet.com công bố tại Hội thảo “Nhân lực mới ra trường - Việt Nam và Khu vực quý 3/2015”).

Mạnh dạn đổi mới, bắt kịp tiến bộ GD trên thế giới, ĐH Tân Tạo đã đón 2 lứa cử nhân tài năng ra trường, lập tức theo đuổi hành trình mơ ước của bản thân. Sở dĩ, sinh viên Tân Tạo không có “thời gian trắng” mỏi mòn đợi việc, xin việc chính bởi vì họ hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết để thành công: năng động, sáng tạo, tự chủ, khả năng thích ứng trong môi trường mới, kỹ năng ra quyết định, giao tiếp Tiếng Anh thoải mái trong môi trường quốc tế.

Doãn Phong