Gần 20 năm làm cấp cứu, bác sĩ Phan Thái Sơn nói công việc của mình như một sự “chạy đua” cùng Thần Chết, khi những người được chuyển vào khoa đa phần đang mấp mé nơi cửa tử.

ác sĩ Phan Thái Sơn làm Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM từ năm 2011. Trước đó, anh cũng làm công việc này tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An.


“Phong bì không nhận, lương bệnh viện trả, phòng mạch không làm... Tôi không phải nghĩ ngợi quá nhiều về mặt tài chính vì mọi thứ đều gói gọn trong bệnh viện. Tất cả đều dành cho bệnh viện và chăm sóc bệnh nhân” – bác sĩ Sơn nói về “hoàn cảnh hiện tại” của mình.

Có một mình tôi thôi.

Bây giờ, các em học sinh được hướng nghiệp nhiều hơn, chứ thời của tôi thì không. Lúc đầu tôi đâu có thích nghề y. Nhưng ông bà tôi bảo “Con ơi, sức khỏe lúc nào cũng cần, ngành y sẽ không bao giờ thay đổi, ở đâu cũng có người ốm, phải có nhân viên y tế chăm sóc”.

Tôi theo ngành y xuất phát từ lời khuyên này.


Có một mình tôi thôi.

Bây giờ, các em học sinh được hướng nghiệp nhiều hơn,

chứ thời của tôi thì không. Lúc đầu tôi đâu có thích nghề y. Nhưng ông bà tôi bảo “Con ơi, sức khỏe lúc nào cũng cần, ngành y sẽ không bao giờ thay đổi, ở đâu cũng có người ốm, phải có nhân viên y tế chăm sóc”.

Tôi theo ngành y xuất phát từ lời khuyên này.

Sai thì không, nhưng tôi đã từng so sánh với bạn bè học các chuyên ngành khác thì thấy vất vả quá.

Hồi mới ra trường, đôi lúc tôi thấy hơi nản nản về cuộc sống, chứ không phải với ngành. Nhiều bạn học ngành khác cũng bình thường thôi, trường tiếng tăm vừa phải, nhưng ra trường họ có địa vị sớm

Sai thì không, nhưng tôi đã từng so sánh với bạn bè học các chuyên ngành khác thì thấy vất vả quá.

Hồi mới ra trường, đôi lúc tôi thấy hơi nản nản về cuộc sống, chứ không phải với ngành. Nhiều bạn học ngành khác cũng bình thường thôi, trường tiếng tăm vừa phải, nhưng ra trường họ có địa vị sớm hơn, điều kiện kinh tế gia đình đỡ vất vả hơn… Nên tôi đã từng cảm thấy băn khoăn tại sao mình học cật lực như vậy mà phải sống vất vả...

“Nhất y nhì dược”… tôi chẳng hiểu tại sao y lại nhất nữa. Có lẽ là khổ nhất…

Bây giờ, đã biết ngành y như thế này rồi, thì cho bắt đầu lại tôi cũng không thay đổi.

Khi tiếp cận với bệnh nhân, tôi gặp những hoàn cảnh rất thương tâm. Có người bệnh có thể hoàn toàn chữa khỏi nhưng không có tiền nên đến trễ. Khi đến thì bệnh nặng quá không chữa được, để lại các di chứng rất đáng thương.

Bây giờ, đã biết ngành y như thế này rồi, thì cho bắt đầu lại tôi cũng không thay đổi.

Khi tiếp cận với bệnh nhân, tôi gặp những

hoàn cảnh rất thương tâm. Có người bệnh có thể hoàn toàn chữa khỏi nhưng không có tiền nên đến trễ. Khi đến thì bệnh nặng quá không chữa được, để lại các di chứng rất đáng thương.

Xã hội lớn quá, cộng đồng chưa làm tốt được việc chăm sóc y tế, thành ra khi mình đưa lại cho người ta nụ cười, sự toàn vẹn hơn về mặt cơ thể trong cuộc chiến đấu chống bệnh tật, hay kể cả chỉ làm giảm nhẹ bớt bệnh khó chữa…, mình cũng cảm thấy tâm trạng thoải mái.

Cấp cứu là khoa vất vả nhất trong tất cả các bệnh viện. Khi tuyển dụng vào khoa rất khó tìm người vì công việc áp lực, đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm ngoài hẳn vấn đề chuyên môn, bệnh lý đơn thuần.

Thành ra, để một bác sĩ ở lại cấp cứu mà làm được kết hợp nhiều yếu tố. Tôi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, nhưng sau khi ra làm thấy mình khá mạnh mẽ trong chuyện cấp cứu. Trong công việc thấy khá vững về mặt tinh thần, cá nhân tự thấy mình nhanh nhẹn, hoạt bát trong việc tiếp xúc bệnh nhân, giao tiếp với đồng nghiệp… Đặc biệt có những cái liên quan đến thủ thuật, kỹ thuật cấp cứu thì thấy bản thân cũng thấy mình… hơi khéo tay.

Đầu tiên là làm thử, được phân công đâu làm ở đó. Nhưng sau một thời gian, thấy yêu cấp cứu nên gắn bó.

Cấp cứu có hai yếu tố, mà trước hết là nhanh.

Sự sống còn của bệnh nhân nhiều khi chỉ tính bằng phút.

Bệnh nhân vào cấp cứu ban đầu có nhiều tình trạng rất phức tạp, có cả người nhà, đòi hỏi mình xử trí phù hợp ở nhiều góc độ khác nhau như giải thích, chăm sóc, khám xét, nhanh chóng đưa ra kết luận chính xác…

So với các chuyên ngành khác, ví dụ một bệnh lý nội khoa, hôm nay có thể chưa có chẩn đoán tốt thì ngày mai cũng được nếu nó không phải thực sự khẩn cấp. Còn cấp cứu đòi hỏi nhanh nhất, đưa ra chẩn đoán sớm nhất và phải có định hướng. Nếu định hướng ban đầu mà lệch là nhiều khi sẽ dẫn tới hậu quả cũng lớn.
Những điều này lại khiến tôi yêu công việc đang làm, thôi thúc tôi phấn đấu nhiều hơn.


Nói hiếu thắng thì hơi quá, nhưng bản thân tôi và những người làm trong khoa khi có những trường hợp cận tử mà cứu được thì niềm vui, sự hân hoan có thể kéo dài rất nhiều ngày.

Gần 20 năm làm cấp cứu rồi, tôi gặp không ít những trường hợp chỉ chậm chút xíu thôi thì những bệnh nhân sẽ không còn nữa. Rất nhiều cuộc sống mà khi xử trí đúng mình đã lấy lại được.

Không phải sự hiếu thắng mà là sự thôi thúc muốn đem được kết quả tốt cho bệnh nhân làm cho tôi gắn bó với nghề nhiều hơn.

Như chỉ cần câu nói của người quen mới đây - “Nếu không gặp bác sĩ Sơn thì bác đang ngồi nói chuyện với Sơn đã được giỗ đầu rồi”, cũng khiến tôi cảm động và thấy yêu hơn công việc của mình.

Bác sĩ Sơn nói:"Đừng bảo tôi kể về trường hợp của bệnh nhân nào, vì tôi...không nhớ được đâu. Tôi ghi nhớ rất nhiều về bệnh lý, nhưng thường không ghi nhớ cụ thể bệnh nhân".

Ở khoa cấp cứu toàn bệnh nhân nặng chuyển vào. Theo thống kê, tỉ lệ bệnh nhân mất tại bệnh viện nhiều nhất vẫn ở cấp cứu và chăm sóc đặc biệt.

Một ca tai nạn, đâm chém đưa vào cấp cứu, thường thì cơ thể bệnh nhân ở trong tình trạng tệ lắm… Nếu hình ảnh đó mà gắn lâu trong đầu, cuộc sống thường của mình sẽ rất bị ảnh hưởng.

Tôi cũng từng vật lộn với điều này trong một thời gian, chắc trong khoảng vài năm đầu làm việc, rồi cũng quen.

Gương mặt bệnh nhân tôi không nhớ, nhưng bệnh của họ thì rất nhớ. Đó là đặc thù của nghề nghiệp - hình ảnh gần như đưa ra ngoài tâm trí. Chứ nhớ mãi hình ảnh bệnh nhân nặng, tử vong, mất mát như vậy sẽ hơi ám ảnh.
Chắc vì như vậy mà hầu như các bác sĩ nữ không thể làm cấp cứu.

Trước đây, hồi còn nhỏ quá thì mình không quyết định được, đôi khi phải xin ý kiến này khác. Việc xin ý kiến khiến thời gian cũng bị trì hoãn.

Hay có những việc mình nghĩ làm như thế này sẽ tốt nhưng người đứng hướng dẫn cho mình bảo làm thế kia. Mình là học trò, chịu sự giám sát của người khác nên phải làm theo ý kiến của người khác… Cũng không nhiều đâu, tôi không nhớ lắm, nhưng chắc sẽ có ảnh hưởng.

Chỉ là vậy thôi. Còn đến bây giờ mình thấy điều gì có thể làm tốt, mình chứng minh nó là tốt. Mình dám làm, sau đó mình nói việc mình làm và đúng việc đó phải làm như vậy, thì kể cả có rào cản hay chưa có quy định mà mình làm được thì vẫn làm.

Y tế quá rủi ro. Các ngành khác có rủi ro nhưng khác. Còn trong ngành y, nếu có gì không may, có khi mình “gãy” cả cuộc đời.

Nhưng đâu đó tôi vẫn thấy những trường hợp như vết thương thấu tim, bác sĩ mở lồng ngực thò tay vào trong bóp tim, giữ máu, đưa lên trên… Nếu như vì e ngại hay rào cản nào đó, chắc bác sĩ không làm như vậy. Bởi làm mà bệnh nhân chết thì sao?

Thì khi đó, sẽ có hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Tại sao bệnh nặng như thế này lại phanh ngực bệnh nhân ra? Tại sao không xin ý kiến thầy A. thầy B. thầy C.? Năng lực của anh ra sao mà làm như vậy?...

Chắc chắn rằng gần như chưa ai làm những việc như thế trước đó trong cuộc đời mình. Nhưng trước tình huống như thế, người ta phải quyết định.

Y khoa có những mặt ngược như vậy, đòi hỏi những người làm đôi khi cũng phải cân nhắc. Nhưng chính sự cân nhắc quá lại không được việc. Cân nhắc quá, trong vài phút ngắn ngủi ban đầu đó, ai sẽ dám chạm tay vào trái tim bệnh nhân, để giữ lại mạng sống cho họ?...