- 80 tuổi, "gia tài" đồ sộ của thầy Huỳnh Văn Minh, nguyên giảng viên Trường ĐH Cần Thơ, là hàng nghìn tấm phiếu ghi thông tin sinh viên được gìn giữ như báu vật. 

Tìm tới nhà ông Huỳnh Văn Minh, chúng tôi không khỏi choáng ngợp trước hàng nghìn tấm phiếu ghi thông tin sinh viên cũng như sách cũ vẫn được ông xếp ngăn nắp, cất giữ như những kỷ vật quý giá.

Ông Minh nói rằng đây chỉ là phân nửa số phiếu ông từng lưu giữ. Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, nhà bị trúng bom, nên đã cháy mất rất nhiều tư liệu về sinh viên cũng như sách quý.

"Tôi tiếc lắm”.

Đi dạy từ năm 1963, ông Minh bắt đầu có thói quen lưu lại thông tin sinh viên. Được phân công dạy lớp nào, ông cũng yêu cầu sinh viên làm một tấm phiếu, dán ảnh cá nhân và ghi lý lịch trích ngang nộp lại. Về nhà, ông xếp những tấm phiếu theo từng lớp, để biết dạy bao nhiêu em, sinh viên ở đâu, có gì đặc biệt...

{keywords}
 

“Lúc đầu, tôi muốn tìm hiểu các em, sau thì trong quá trình dạy học nếu chưa hiểu thì thầy trò trao đổi với nhau như những người bạn. Tôi lưu giữ những tấm phiếu này cũng như lưu lại cuộc đời dạy học của mình. Mỗi em có một số phận riêng, nhưng tôi luôn tự hào về các em” - ông Minh tâm sự.

Học trò trong ký ức người thầy

Đến nay, đã ở ngưỡng tuổi bát thập, thỉnh thoảng ông Minh lại lấy những chiếc hộp chứa các tấm phiếu ra xem lại.

Ông Minh tỉ mỉ lật mở từng hộp... Mỗi tấm phiếu dán một tấm hình đen trắng và lý lịch với câu chữ rất sạch sẽ, rõ nét. Ông say sưa kể về những sinh viên của mình. Trong câu chuyện của ông, những thế hệ sinh viên cách đây hơn nửa thế kỷ sống động như mới gặp ngày hôm qua.

Đưa cho chúng tôi em một chiếc huy hiệu được cất một chiếc hộp riêng, ông Minh nói đây là kỷ vật của Trần Minh Thiện, sinh viên khóa 7.

"Thiện học rất giỏi, ngày ra trường là thủ khoa nên được thưởng tiền và kỷ vật này, nhưng em chỉ nhận tiền, cái này em gửi lại cho tôi. Em bảo đạt được thành tích là nhờ thầy chỉ bảo” - ông Minh tự hào kể.  

“Đây là Nguyễn Văn Nở, trước khi đỗ đại học Nở từng đi thanh niên xung phong. Nhà Nở rất nghèo. Ngày xưa, Nở hay tới nhà tôi nấu cơm, thầy ăn gì trò ăn nấy. Nở cũng là sinh viên của lớp sinh viên xã hội chủ nghĩa đầu tiên sau giải phóng. Ra trường được giữ lại giảng dạy, hiện anh này là Phó trưởng Khoa Sư phạm, Trường ĐH Cần Thơ".

Chỉ vào một chiếc hộp khác, ông Minh nói: “Lớp này có 28 người, đặc biệt trong này có Lê Vũ Hùng, từng làm thứ trưởng Bộ GD-ĐT. Có thời gian Hùng lo làm cách mạng nên tương đối lơ là việc học chữ nghĩa. Hùng rất hiền và gần gũi với mọi người. Có bữa Hùng nói với tôi “Thầy ơi hôm nay bọn em tới nhà thầy nấu cơm ăn nhé”. Tôi bảo “Có gì ăn nấy nha”".

Khi làm thứ trưởng Bộ GD-ĐT, có dịp về Nam, Hùng cùng vợ đều ghé thăm tôi. Vợ của Lê Vũ Hùng là Nguyễn Thị Hạnh. Hạnh cũng học rất giỏi, đứng thứ 4 toàn khóa khi ra trường” - ông Minh kể về cựu học Lê Vũ Hùng.

Ông Hùng từng là giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp lúc 36 tuổi, sau đó làm thứ trưởng Bộ GD-ĐT. Ông qua đời năm 2003 do trọng bệnh. 

Chỉ vào một tấm phiếu khác có phần cũ kỹ ghi tên Lý Quan Lịch, sinh năm 1916, ông Minh cho biết “Khi là sinh viên của tôi, ông Lịch đã là giáo viên Trường THPT Phan Thanh Giản (nay là Trường THPT Châu Văn Liêm). Ông Lịch hơn tôi 22 tuổi. Tôi kính nể ông Lịch vì dù chưa quen, tôi đã biết ông ấy là thầy giáo. Nhưng mỗi lần gặp, ông Lịch đều đứng xa chắp tay chào thầy. Sau này, con và cháu của ông Lịch đều học tôi”. 

{keywords}
Những tấm phiếu sinh viên được ông Minh cất giữ cẩn thận

Chỉ vào hai tấm phiếu khác, ông Minh kể tiếp “Đây là vợ chồng Huỳnh Công Tâm và Tạ Ngọc Mai, trong quá trình học tôi hiểu rõ từng nét chữ, cách viết văn của hai người này. Sau này Tâm và Mai lấy nhau và định cư ở Úc. Cách đây không lâu, Tâm điện cho tôi. Chỉ nghe tiếng đầu giây bên kia gọi "Thầy ơi" tôi đã biết và hỏi "Có phải Huỳnh Công Tâm không?".

Ông Minh còn kể về nhiều sinh viên nữa như Huỳnh Thị Ngọc Nương, Trần Minh Thiện Tăng, Huỳnh Thị Ngọc Sướng, Trần Văn Bảy, Nguyễn Huỳnh Anh, Huỳnh Văn Nguyệt...

"Tôi từng dạy gần 50.000 sinh viên. Có người học tới 3-4 lần, vậy nên chỉ nhớ tương đối thôi".

Mỗi lần xem lại những tấm phiếu này, ông Minh vừa thấy vui vừa thoáng chút bâng khuâng. Có người sống ở xa, có người ở gần, có người từ ngày ra trường chưa gặp lại và có cả những người đã mất...

Chúng tôi đo tài năng người thầy bằng lực học của trò

Hơn 40 năm đi dạy, ông Minh chứng kiến nhiều đổi thay của giáo dục. Ông cho biết dù về hưu đã lâu nhưng hằng ngày vẫn đọc báo, nghe đài, xem ti vi theo dõi sự phát triển của giáo dục như một người dân. Có nhiều thay đổi khiến ông vui, nhưng có vấn đề ông còn lấn cấn, đặc biệt là sự thay đổi về chương trình - sách giáo khoa trong một thời gian ngắn.

“Ngày xưa, chương trình học không thay đổi nhiều. Lúc đó, Bộ GD-ĐT đề xuất ngắn gọn và tổng quát nhất, trên cơ sở đó chúng tôi sẽ hình thành chương trình mình dạy. Đối với văn học sử, do mỗi một giai đoạn sẽ nổi bật một số tác phẩm, tác giả, nên nếu Bộ nói lưu ý thơ văn của Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu..., khi dạy giáo viên thấy tâm đắc điều gì thì có quyền dạy cái đấy.

{keywords}
 

Giáo viên tự chọn bài dạy làm sao để tạo sức hút với học sinh. Chúng tôi cũng nhìn nhận công tâm về văn học sử, không nhấn mạnh giai đoạn này mà bỏ qua hoặc đánh giá nhẹ giai đoạn khác".

Theo ông Minh, trước đây người làm thầy xác định đi đã dạy là phải có kiến thức, đề cương môn học hình thành trong đầu. Khi tổ chức thi cử, giáo viên được điều đi làm ở các tỉnh khác. Lớp nào nhiều học trò đỗ đạt thì người thầy được đánh giá cao.

Sách giáo khoa cũng không độc quyền. Những người giỏi, có điều kiện có quyền làm sách giáo khoa cung cấp cho người học như một tư liệu. Người nào thích thì mua, không ai ép. Toàn bộ học sinh được nghỉ tất cả các ngày lễ, nghỉ tết và nghĩ hè dài nhưng không học bù. Nhưng giáo viên phải tự điều chỉnh để học trò học đủ chương trình.

Là một giảng viên dạy Văn, ông Minh cho biết ngày xưa mục tiêu của môn Văn là học sinh phải viết đúng chính tả, rèn luyện chữ rõ ràng, biết trình bày bài sạch sẽ. Đặc biệt, lời văn phải trung thực, nhất là văn miêu tả hay nghị luận.

“Khi đó, học sinh lớp 4 đã phải làm những bài văn bộc lộ suy nghĩ như: Người xưa nói rằng có tiền mua tiên cũng được, nhưng cũng có quan điểm cho rằng tiền của không tạo hạnh phúc cho con người ta. Em suy nghĩ như thế nào về câu nói trên”.

Vì việc học như vậy nên theo ông Minh, giáo viên rất tôn trọng suy nghĩ của học sinh. Khi thi, dù học sinh không làm như đáp án hoặc phản biện lại, nhưng nếu có tính thuyết phục đều được đánh giá cao. 

{keywords}
Gia tài của thầy giáo Huỳnh Văn Minh

“Chúng tôi dạy học tự do, không chạy trường, không hạn chế, gò bó. Có những kỳ thi tới 3-4 nghìn người tham gia nhưng chỉ lấy 500 em, sau đó còn trải qua nhiều vòng sàng lọc nữa. Giáo dục là phải sàng lọc chứ không thể vào chừng nào thì ra nguyên vẹn chừng đó” - ông Minh đưa ra quan điểm.

Ông Minh nhận xét rằng sau này, giáo dục có những đổi thay cứng nhắc làm khó cho thầy cô. Có những giai đoạn toàn quốc phải theo lịch là thứ mấy, giờ nào, toàn quốc phải theo giáo trình để dạy. Đặc biệt, mỗi lần thay sách giáo khoa, giáo viên lại rất lúng túng, không dám "cãi" lại.

Điều mà thầy giáo Huỳnh Văn Minh phân vân là triết lý giáo dục hiện nay. "Ngày trước, triết lý giáo dục là "Nhân bản, dân tộc và khai phóng". Tôi không hiểu tại sao triết lý giáo dục bây giờ là “Thực học, thực dạy và dân chủ".

"Người học thì phải học, thầy giáo thì phải dạy. Đó là điều đương nhiên, tại sao lại trở thành triết lý?" - nhà giáo già bày tỏ.

Lê Huyền- Văn Bình

Chương trình mới, giáo viên tâm tư "Tương lai của mình ra sao?"

Chương trình mới, giáo viên tâm tư "Tương lai của mình ra sao?"

Ông Nguyễn Xuân Trường, Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Oai A nói tại buổi triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2018 do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức.  

Chương trình mới, giáo viên có được cởi "vòng kim cô" cũ?

Chương trình mới, giáo viên có được cởi "vòng kim cô" cũ?

Anh Huỳnh Văn Thế, giáo viên Ngữ văn Trường THPT Măng Thít, Vĩnh Long cho biết môn học này ở Chương trình phổ thông mới đã thể hiện nhiều ưu điểm như nội dung mở, có nhiều bộ sách giáo khoa để lựa chọn...

Lớp đông học sinh, sao dạy được chương trình phổ thông mới?

Lớp đông học sinh, sao dạy được chương trình phổ thông mới?

Tại hội nghị triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình, SGK mới do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức ngày 20/1, nhiều lo ngại về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất đã được các đại biểu chỉ ra.

Thiếu giáo viên tiểu học, thừa giáo viên THCS cho chương trình phổ thông mới

Thiếu giáo viên tiểu học, thừa giáo viên THCS cho chương trình phổ thông mới

Thiếu hàng ngàn giáo viên tiếng Anh, tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật và điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo là những khó khăn khi tiến hành chương trình giáo dục phổ thông mới.