Để đáp ứng công tác phòng, chống dịch, việc xét nghiệm được yêu cầu làm rộng và nhanh hơn.

Cụ thể, lấy mẫu xét nghiệm rộng hơn và dày hơn ở khu vực nguy cơ cao. Nơi cách ly người thuộc diện F1 sẽ xét nghiệm 2 - 3 ngày một lần nhằm nhanh chóng tách người thuộc diện F0 (nếu có) ra khỏi khu vực cách ly để điều trị.

Ngoài ra, căn cứ vào kết quả đánh giá dịch tễ, Ban chỉ đạo chống dịch sẽ quyết định tần suất xét nghiệm tiếp theo để đảm bảo tiết kiệm nguồn lực nhưng không để lọt các ca F0.

{keywords}
GV sẽ được đào tạo để lấy mẫu xét nghiệm cho người dân Hải Dương 

Để huy động nguồn lực cho hoạt động lấy mẫu xét nghiệm, UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu chính quyền các cấp, bổ sung đội ngũ giáo viên vào lực lượng tham gia công tác này. Trong đó, những người được huy động là: giáo viên trẻ, không có bệnh nền, sử dụng thành thạo máy vi tính và có đơn tình nguyện tham gia công tác phòng chống dịch tại địa phương.

Trung tâm Y tế cấp huyện được chủ động lựa chọn nhân sự đáp ứng được yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm để tập huấn, lập danh sách gửi về Ban Chỉ đạo cấp xã để huy động khi cần thiết.

Mỗi huyện, thị xã, thành phố dự kiến cần huy động khoảng 300 - 500 giáo viên, trong đó 100 giáo viên được đào tạo sử dụng phần mềm xét nghiệm, số giáo viên còn lại được đào tạo để lấy mẫu xét nghiệm.
 

{keywords}
Xuất hiện chủng Delta, Hải Dương tăng tốc xét nghiệm để loại F0 ra khỏi cộng đồng

Từ ngày 27/7 đến nay, trên địa bàn Hải Dương đã xuất hiện nhiều ổ dịch mới như: xã Thái Tân, thị trấn Nam Sách (huyện Nam Sách); xã Kim Xuyên (huyện Kim Thành); xã Gia Khánh, xã Gia Lương (huyện Gia Lộc); phường Tân Bình, phường Tứ Minh (thành phố Hải Dương) và tại phường Hưng Đạo (Thành phố Chí Linh), với tổng số 59 ca mắc.

Tỉnh Hải Dương phong toả tạm thời huyện Nam Sách, nơi vừa phát hiện 5 ca nhiễm

Tỉnh Hải Dương phong toả tạm thời huyện Nam Sách, nơi vừa phát hiện 5 ca nhiễm

Tỉnh Hải Dương tạm thời phong toả huyện Nam Sách theo phương châm “nội bất xuất, ngoại bất nhập” để ngăn dịch lây lan.

Nguyễn Thu Hằng