- Những quy định mới được áp dụng, sẽ là một bước tiến mới nâng tầm ĐH Việt Nam trong xu hướng hội nhập tích cực và sâu rộng với nền giáo dục toàn cầu.

Xem phần 1 tại đây.

{keywords}
Ảnh minh họa: Lê Văn

Mục tiêu lọt vào "top 200 thế giới"

Mong muốn có trường ĐH xếp hạng "Top 200 thế giới (đến năm 2020) từng là kỳ vọng và cũng là đặt hàng của Chính phủ tại các quyết định 121, quyết định 37 từ năm 2007 khi phê duyệt rồi điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020.

Chỉ còn 3 năm nữa, Quyết định 37 sẽ hết hiệu lực, nhiều nội dung của giáo dục ĐH đã đi “chệch” mục tiêu mà Quyết định này đưa ra.

Tính đến hết năm học 2016-2017, hệ thống hiện có 235 trường đại học, học viện, 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ, 33 trường CĐSP và 2 trường trung cấp sư phạm. Đến hết năm học 2016-2017, có 23 cơ sở giáo dục đại học công lập được Thủ tướng phê duyệt Đề án thí điểm tự chủ đổi mới cơ chế hoạt động theo quy định. …

Tự chủ chưa gắn liền với đổi mới quản trị đại học và trách nhiệm giải trình xã hội. Tính đến hết tháng 4/2017, trong toàn hệ thống giáo dục đại học có 169 trường công lập chỉ có 58 cơ sở thành lập hội đồng trường, chiếm 34,3% tổng số cơ sở giáo dục đại học công lập. Mà ngay cả những cơ sở đã thành lập thì nhiều hội đồng trường vẫn chưa có thực quyền của một tổ chức quản trị, đại diện cho quyền sở hữu nhà nước để quyết định những vấn đề lớn.

{keywords}
Các trường ĐH Việt Nam phân bố theo vùng (Nguồn: Bô GD-ĐT)

Còn về số lượng GV hiện nay đang có hơn 72.000 người, trình độ TS chiếm 22,7% cũng chưa đạt mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết số 14.

Bộ GD-ĐT đánh giá tỷ lệ giảng viên có chức danh GS, PGS và trình độ TS trong toàn hệ thống vẫn ở mức thấp; chất lượng đội ngũ GV vẫn còn là dấu hỏi lớn khi nhiều cán bộ GV không có đề tài nghiên cứu, chưa có bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước và nước ngoài, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế...

Xa vời hay trong tầm với?

Ba tiêu chí xếp hạng quan trọng nhất của bảng xếp hạng Times Higher Education là Giảng dạy (30%); NCKH (30%) và Trích dẫn khoa học (30%). Việc vắng bóng các trường đại học của Việt Nam chứng tỏ chúng ta chưa có đại học nghiên cứu đẳng cấp cao như các nước trong khu vực theo như tiêu chí đánh giá của bảng xếp hạng này.

Riêng tiêu chí này, so sánh với Việt Nam, trong đợt phong GS và PGS năm 2017, có 34% GS và 53% PGS không có bài báo khoa học. Chưa tính đến số lượng bài báo được trích dẫn, chỉ cần có một bài được công bố trên tạp chí ISI/Scopus cũng “bó tay”. Có nhà báo đã bình luận thẳng rằng: Đông để làm gì, nhiều GS, PGS chỉ tốn tiền Nhà nước trả phụ cấp, thói chuộng hư danh và cơ hội khoa học còn tồn tại thì thực chất khoa học cứ thế mà tụt hậu.

Điểm mới quan trọng của bản Dự thảo quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm GS, PGS so với quy định hiện hành là tiêu chuẩn của người được công nhận chức danh GS phải có bài báo quốc tế (trên tạp chí ISI, Scopus, với yêu cầu khác nhau giữa các nhóm ngành khoa học tự nhiên - công nghệ và khoa học xã hội - nhân văn. Tuy nhiên, theo nhiều nhà khoa học, những đổi mới đưa vào dự thảo vẫn chỉ ở dạng “nửa vời”, chưa đáp ứng được yêu cầu và mong đợi cho tiến trình hội nhập quốc tế...

Có chuyên gia còn cho rằng các nước tiên tiến thường ưu tiên bổ nhiệm GS, PGS cho các nhà khoa học trẻ tài năng đang sung sức, nhưng Việt Nam thì làm ngược lại: Dựng lên những rào cản và đòi hỏi về thâm niên để làm chậm bước tiến của các nhà khoa học trẻ. Chưa tiếp cận được các tiêu chuẩn quốc tế, nhất là quy định về công bố quốc tế, trong khi vẫn vận dụng nhiều quy định mang tính hình thức, máy móc...

Thêm vào đó, với yêu cầu thấp chuẩn ngoại ngữ của các PGS, GS như quy định trong dự thảo mà dự kiến có thể được ban hành và triển khai thực hiện từ đợt xét phong năm 2018, có thể thấy các PGS, GS tương lai mới chỉ đạt mức "giao tiếp".

Tại Quy chế đào tạo tiến sĩ ban hành năm 2017 yêu cầu NCS phải công bố kết quả nghiên cứu của luận án trong các tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus hoặc báo cáo trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc trong các tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện trước thời điểm luận án được thông qua ở đơn vị chuyên môn.

{keywords}
Số lượng giảng viên phân theo trình độ chức danh (Nguồn: Bô GD-ĐT)

Về tiêu chuẩn của GV và người hướng dẫn, quy chế mới quy định GV giảng dạy các học phần trong chương trình đào tạo tiến sĩ phải đã hoặc đang chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên hoặc đã và đang tham gia các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ trở lên; còn người hướng dẫn phải đã hoặc đang chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trở lên.

Minh chứng về nghiên cứu khoa học của người hướng dẫn còn phải thể hiện ở việc họ là tác giả chính của các bài báo hoặc công trình công bố trong các tạp chí thuộc danh mục các tạp chí ISI - Scopus hoặc một chương sách tham khảo có mã số ISBN của các nhà xuất bản nước ngoài phát hành hoặc trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục và tham khảo kinh nghiệm giáo dục của một số nước trên thế giới (Úc, Mỹ, Anh), người viết cho rằng quy định mới ban hành của Bộ GD-ĐT dường như đặt ra các tiêu chuẩn quá cao cho đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam với người học.

Quy định mới này dường như sẽ lặp lại "vết xe đổ" khi đánh đồng đối với tất cả đối tượng bị áp dụng (giống như quy định định mức giờ chuẩn NCKH đã phân tích ở bài trước).

Tiêu chuẩn cao này sẽ dẫn đến hệ quả: Sẽ có ít người học tiếp lên TS (và rất mâu thuẫn với mục tiêu các đề án đào tạo thêm số lượng TS đáp ứng với chiến lược của ngành, có ít người/trường đủ hội đủ điều kiện hướng dẫn các NCS theo tiêu chuẩn.

Nhìn ra các nước phát triển, việc NCS có thể đăng được các bài báo khoa học trên các tạp chí có phản biện (ISI, Scopus...) phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố:

Ngành học và lĩnh vực nghiên cứu; năng lực của NCS và sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn (Supervisor); sự hỗ trợ về vật chất và tài chính của trường, khoa nơi NCS theo học (hệ thống thư viện, phòng thí nghiệm, kết quả thực nghiệm, tài chính hỗ trợ đăng bài; học toàn thời gian 3-5 năm hay bán thời gian- tức gấp đôi số thời gian trên....).

Rõ rằng chỉ điểm danh sơ qua về điều kiện, có thể thấy các NCS làm tại Việt Nam (nhất là khối ngành Kinh tế, xã hội-nhân văn) rất khó thực hiện các quy định mới. Đương nhiên, quy định bất khả thi (do yêu cầu quá cao) sẽ tự mất đi hiệu lực và hiệu quả khi triển khai.

Như vậy, cùng với Quy chế mới về đào tạo tiến sĩ (mà việc thực hiện được hay không cần đợi thời gian kiểm chứng) cũng như các quy định mới về Dự thảo tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS (sau khi tiếp nhận và ghi nhận được các góp ý tâm huyết và có tính khả thi của các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia... trước khi trình Thủ tướng ký thông qua) được áp dụng, sẽ là một bước tiến mới nâng tầm ĐH Việt Nam trong xu hướng hội nhập tích cực và sâu rộng với nền giáo dục toàn cầu và trên con đường thực hiện mục tiêu có ĐH đẳng cấp lọt vào bảng xếp hạng của châu lục và thế giới.

Đương nhiên, thời gian sẽ là câu trả lời rõ ràng nhất cho chính các trường ĐH của Việt Nam và Bộ GD-ĐT.

TS Lê Minh Toàn

Chuyển làm phục vụ, cho nghỉ việc giảng viên không có bằng thạc sĩ

Chuyển làm phục vụ, cho nghỉ việc giảng viên không có bằng thạc sĩ

Ngoài chính sách trải thảm đỏ, trả lương cao, nhiều trường đại học đang tích cực tạo điều kiện cho giảng viên đi học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ.

Giảng viên đại học thiếu chuẩn trình độ

Giảng viên đại học thiếu chuẩn trình độ

Trong hơn 200 trường đại học vừa công khai đội ngũ giảng viên cơ hữu, nhiều trường đaị học có từ 40% đến 60% giảng viên chưa đủ chuẩn trình độ.

"Phải quan tâm hơn nữa tới giảng viên trẻ"

"Phải quan tâm hơn nữa tới giảng viên trẻ"

Đó là nhắn nhủ của bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch nước tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM sáng ngày 20/11.

Tại sao cần có thêm nhiều giảng viên tiến sĩ?

Tại sao cần có thêm nhiều giảng viên tiến sĩ?

Bộ GD-ĐT cho biết nhu cầu về giảng viên có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam hiện nay vẫn rất lớn.