Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có những người phụ nữ rất đặc biệt.

Người phụ nữ nào phạm tội khi quân, không bị chém mà còn được nạp làm vợ vua?

A. Dương Vân Nga

B. Nguyễn Thị Du

Đáp án: Vị nữ Trạng nguyên có một không hai của nước ta vốn tên là Nguyễn Thị Du (Nguyễn Thị Duệ, Nguyễn Ngọc Toàn). Bà là người tuyệt sắc, lại rất thông minh, 10 tuổi đã biết làm văn bài. Ông thân bà tiếc tài con gái, cho cải nam trang đi học. Năm 17 tuổi, nhà Mạc mở khoa thi, sĩ tử tham dự rất đông, bà đỗ thủ khoa, còn chính thầy học của bà chỉ đỗ thứ hai. Khi dự yến đãi các tân khoa, chúa Mạc thấy nhan sắc và phong cách của bà sinh lòng ngờ vực, gạn hỏi và khám phá ra bà là gái giả trai, bèn nạp cung phong làm Tinh Phi (Sao Sa) ngụ ý khen bà vừa xinh đẹp vừa sáng láng như một vì sao. Thời xưa phụ nữ không được phép đi thi, bà cải trang đi thi như thế là phạm tội khi quân, nhưng vua Mạc không những không trừng phạt mà còn nạp cung, phong tước phi, tỏ ra rất quý trọng tài sắc bà.

C. Phạm Thị Ngọc Trần

 

Với nhiều người, trở thành vợ vua là một may mắn tột đỉnh, thế nhưng có một người phụ nữ đã 3 lần từ chối vào cung làm vợ vua Lê Đại Hành. Bà là ai?

A. Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng hậu

B. Trịnh Quắc Hoàng hậu

C. Phạm Hoàng hậu

Đáp án: Đó là bà Phạm Thị Hến, quê ở làng Tó (làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay). Vua Lê Đại Hành gặp bà vào năm Tân Tị (981) trong lần cùng một cánh quân vận chuyển lương và vũ khí lên phía bắc để chống quân Tống xâm lược. Thấy bà nhanh nhẹn, thông minh, giỏi võ, lại tình nguyện tham gia đánh giặc nên vua giao đảm nhận việc trông coi, vận chuyển lương thực, khí giới cho quân đội. Không lâu sau, quân Tống đại bại, bà Phạm Thị Hến xin về quê chịu tang cha, hết kỳ hạn 3 năm, Lê Đại Hành cho người rước bà nhập cung nhưng cả 3 lần, bà đều từ chối. Cuối cùng, vua phải đích thân về làng Tó và chấp thuận 3 điều kiện là: Làm lễ lớn tế cha bà 3 ngày trước khi đón dâu; lễ cưới phải tổ chức ngay tại làng Tó; địa vị của bà phải ngang hàng với 4 bà hoàng hậu của vua. Cũng vì quá yêu người đẹp, mến tài lẫn sắc nên Lê Đại Hành chấp thuận cả 3 điều kiện. Bà Phạm Thị Hến được phong làm Phạm hoàng hậu, người dân thường gọi bà là bà Chúa Hến.

 

Người phụ nữ nào từng được kẻ thù nhận làm cha đỡ đầu?

A. Mạc Thị Giai - con gái của Khiêm vương Mạc Kính Điển

B. Hoàng Thị Thế - con gái Hoàng Hoa Thám

Đáp án: Hoàng Thị Thế là con gái của “hùm thiêng Yên Thế” Hoàng Hoa Thám. Mẹ của bà là Đặng Thị Nho - vợ ba Đề Thám. Năm 1909, Hoàng Thị Thế cùng mẹ bị người Pháp bắt. Năm 1917, Hoàng Thị Thế bị đưa sang Pháp, được toàn quyền Đông Dương là Albert Sarraut nhận làm con nuôi, bà lấy tên là Marie Beatrice Destham. Tổng thống Cộng hòa Pháp những năm 1927 là Paul Doumer trở thành người cha đỡ đầu của bà, cấp cho bà một khoản trợ cấp.

C. Anh Nguyên quận chúa - con gái nuôi, vợ của danh tướng Phạm Ngũ Lão

 

Người phụ nữ hào kiệt dùng mưu giết tướng báo thù chồng là ai?

A. Nguyễn Thị Niên

Đáp án: Nguyễn Thị Niên là vợ Sơn quận công Bùi Văn Khuê - tướng nhà Mạc và nhà Lê trung hưng. Bà thường ra vào trong cung thăm chị là hoàng hậu Nguyễn thị. Mạc Mậu Hợp thấy bà có nhan sắc, liền ngầm mưu dụ giết Bùi Văn Khuê để cướp lấy bà. Bà liền cùng chồng con trốn về hàng nhà Lê. Sau, Bùi Văn Khuê bị Phan Ngạn hại. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: "Ngạn nghe biết Thị Niên sắc đẹp, sai người đi lại cùng thông tin ước hẹn kết duyên. Nguyễn Thị giả vờ nhận lời... Muốn để Ngạn khỏi nghi ngờ, Nguyễn Thị Niên hẹn: đêm hôm nào đó thị sẽ đi một chiếc thuyền lớn đến hội kiến. Ngạn hí hởn mừng... Khi cuộc rượu đang nồng nàn, thị tỳ rút dao ở trong tay áo ra chặt lấy đầu Phan Ngạn, rồi nhân đêm nước thủy trào xuống, gió thổi mạnh quay chèo trở về như bay... Khi về, Nguyễn Thị đem đầu của Ngạn làm lễ tế ở bàn thờ chồng, rồi dặn hai con đến hành tại An Trường (Thanh Hóa) quy thuận với vua Lê. Còn thị thì tự gieo mình xuống sông".

B. Nguyễn Thị Hinh

C. Phạm Thị Mẫn

 

Vị công chúa nào của triều Nguyễn có bằng thạc sĩ nước ngoài?

A. Công chúa Mỹ Lương

B. Công chúa Thuyên Hoa

C. Công chúa Như Mai

Đáp án: Nguyễn Phúc Như Mai (1905 – 1999) là con gái trưởng của Hoàng đế Hàm Nghi, nhà Nguyễn với vợ là bà Marcelle Laloë. Bà là phụ nữ đầu tiên của triều Nguyễn đỗ thạc sĩ ngành Nông lâm ở nước ngoài. Bà đạt danh hiệu thủ khoa, vượt qua rất nhiều người Pháp.

Ngân Anh

Chiêu ngoại giao “độc” của ông vua khiến sứ thần khiếp sợ

Chiêu ngoại giao “độc” của ông vua khiến sứ thần khiếp sợ

Vua Lê Đại Hành được biết tới là một vị hoàng đế có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.

Người đoạt giải Nobel đầu tiên khiến vợ hoảng hốt vì phát minh ra cái gì?

Người đoạt giải Nobel đầu tiên khiến vợ hoảng hốt vì phát minh ra cái gì?

Giải Nobel là giải thưởng được trao cho các cá nhân và tổ chức có thành tựu xuất sắc trong nhiều lĩnh vực. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc người đoạt giải Nobel đầu tiên đã phát minh ra cái gì?

Lạ lùng nơi phụ nữ không bao giờ được đặt chân tới

Lạ lùng nơi phụ nữ không bao giờ được đặt chân tới

Là một trong những nơi có cuộc sống êm ả nhất thế giới nhưng ngọn núi thiêng Athos lại không cho phép phụ nữ được lui tới đây.

Ngày 10/10, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản Thủ đô qua bao nhiêu cửa ô?

Ngày 10/10, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản Thủ đô qua bao nhiêu cửa ô?

Đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào từ các cửa ô, tiếp quản Thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến chống Pháp.