Nhà Trần là triều đại phong kiến lừng lẫy võ công, với ba lần chiến thắng giặc Mông - Nguyên. Nhưng bên cạnh những anh hùng kiệt xuất như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải cũng có không ít tôn thất hèn nhát bỏ chạy theo giặc.

Câu 1. Người chú nào của vua Trần Thánh Tông từng dẫn quân Nguyên về xâm lược nước ta nhưng bị quân Trần đánh cho tan tác?

A. Trần Khánh Dư

B. Trần Nhật Hiệu

C. Trần Di Ái

Đáp án chính xác là Trần Di Ái.

Năm 1281, chú của vua Trần Thánh Tông là Trần Di Ái thay vua sang sứ nhà Nguyên. Lấy cớ vua Trần không sang, Hốt Tất Liệt đã phong cho Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, sai Bột Nham Thiết Mộc Nhi đem 1.000 quân tháp tùng Trần Di Ái về làm vua nước Nam. Nhưng khi về đến biên giới thì quân hộ tống bị quân Trần đánh cho bán sống bán chết bỏ chạy. Trần Di Ái và bộ sậu bị bắt về. Vua Trần tha cho tội chết, nhưng bắt làm lính hầu ở phủ Thiên Trường, suốt đời nhục nhã không dám ngẩng mặt lên.

 

Câu 2. Viên hoàng thân quốc thích nào của nhà Trần mang một vạn quân hàng giặc, cuồi cùng bị chết bi thảm trên đường bỏ chạy sang Trung Quốc?

A. Trần Kiện

Đáp án chính xác là Trần Kiện.

Trần Kiện là con rể của Trần Quang Khải. Năm 1284, Trần Kiện được cử thay cha là Trần Quốc Khang cầm quân chặn giặc Nguyên ở Thanh Hóa. Nhưng sợ hãi đã cùng Lê Trắc một vạn quân hàng giặc. Sau Trần Kiện theo Thoát Hoan cùng những tôn thất phản bội khác của nhà Trần về Yên Kinh. Đến ải Chi Lăng, chúng bị quân ta chặn đánh. Trần Kiện bị gia tướng của Trần Hưng Đạo là Nguyễn Địa Lô bắn chết trên lưng ngựa. Lê Trắc ôm xác chủ chạy tiếp đến Khâu Ôn cùng đường phải chôn vùi xác Trần Kiện để chạy tháo thân.

B. Trần Ích Tắc

C. Lê Tắc

 

Câu 3. Người cháu nào của thái sư Trần Thủ Độ sau này cũng phản bội nhà Trần để theo hàng giặc Nguyên?

A. Trần Nhật Hiệu

B. Trần Tắc

C. Trần Văn Lộng

Đáp án chính xác là Trần Văn Lộng.

Trần Văn Lộng là cháu nội của Thái sư Trần Thủ Độ, nhưng khác với người ông đầy mưu lược, gan dạ của mình, Trần Văn Lộng lại chỉ là kẻ bán nước đê hèn. Khi được cử làm tướng cầm quân phòng vệ vùng Tam Đái, gặp phải quân Nguyên tấn công năm 1284, Văn Lộng đem cả gia quyến đầu hàng. Trần Văn Lộng được Thoát Hoan phong cho chức tước, theo quân thù đi đánh nhau với quân Trần. Khi quân Nguyên thất bại, Lộng chạy được sang Trung Quốc, làm quan cho nhà Nguyên và chết ở quê người. Suốt đời không được về lại nơi “chôn rau cắt rốn”.

 

Câu 4: Người em trai nào của vua Trần Thái Tông từng khuyên vua hàng quân Mông Cổ, sau này mãi mãi bị hậu thế cười chê?

A. Trần Nhật Hiệu

Đáp án chính xác là Trần Nhật Hiệu.

Trần Nhật Hiệu là con của Trần Thái Tổ (Trần Thừa), em trai của vua Trần Thái Tông. Sinh thời từng được hưởng rất nhiều đặc ân. Dù là hoàng thân quốc thích nhưng Trần Nhật Hiệu lại là kẻ nhát gan, tiếng xấu để đời. Khi quân Mông Cổ sang xâm lược nước ta vào năm 1257, vua Trần Thái Tông đến hỏi kế sách, Trần Nhật Hiệu đã lấy nước viết lên mạn thuyền 2 chữ “Nhập Tống”- nghĩa là khuyên vua đầu hàng, nhưng sau vua không nghe. Năm 1258, quân dân nhà Trần đánh bại quân Mông Cổ. Về sau, Trần Nhật Hiệu xấu hổ vì hèn nhát đã không dám nhận chức Thái sư vua ban, sống khép mình, bị các nhà sử học hậu thế cười chê.

B. Trần Nhật Chân

C. Trần Nhật Minh

 

Câu 5. Hoàng tử nào của nhà Trần đã đầu hàng giặc, sau bị gọi với biệt danh mỉa mai là Ả Trần?

A. Trần Hữu Lượng

B. Trần Phổ Tài

C. Trần Ích Tắc

Đáp án chính xác là Trần Ích Tắc.

Trần Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng Trần Thái Tông. Thông minh, giỏi văn chương, nhưng tính cách nhỏ mọn, có ý tranh giành ngôi báu với vua Trần Thánh Tông, gửi mật thư thông đồng với giặc. Năm 1285, khi Thoát Hoan kéo quân xâm lược nước tai, Trần Ích Tắc được cử làm đại tướng cầm quân lên trấn giữ miền Đà Giang, nhân cơ hội đó, đưa cả vợ con chạy sang hàng giặc và cũng được vua Nguyên phong cho làm An Nam quốc vương. Nhưng quân Nguyên thua chạy, Trần Ích Tắc sống lưu vong nơi đất Bắc cho đến chết. Nhà Trần gạch tên Trần Ích Tắc ra khỏi dòng họ và gọi một cách khinh bỉ là Ả Trần, coi như một mụ đàn bà.

 Tiểu Uyên

Vua nào bị người đời mỉa mai là “tổ sư của nghề nịnh nọt”?

Vua nào bị người đời mỉa mai là “tổ sư của nghề nịnh nọt”?

Dành phần lớn thời gian làm vua để ăn chơi xa xỉ, lại quen thói bái phục người Pháp, vị vua triều Nguyễn này từng bị người đời gắn cho biệt danh “tổ sư của nghề nịnh nọt”.

Những vị vua "tuổi trẻ tài cao" trong lịch sử Việt Nam

Những vị vua "tuổi trẻ tài cao" trong lịch sử Việt Nam

Trong lịch sử Việt Nam, có một số trường hợp hiếm hoi những vị vua lên ngôi từ khi còn là trẻ con đã trưởng thành trên ngai vàng và trở thành những nhà cai trị sáng suốt, lưu danh hậu thế.

Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?

Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?

Lịch sử phong kiến Việt Nam từng chứng kiến rất nhiều chuyện hy hữu, như hai anh em cùng làm vua một lúc, hay như người không mạng họ Trần nhưng lại làm vua nhà Trần…

Cái chết tức tưởi của các vị vua

Cái chết tức tưởi của các vị vua

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, mặc dù là vua, nhưng có những vị vì nhiều lý do khác nhau vẫn phải chịu đựng một cuộc sống khốn khổ và chết tức tưởi.

Danh tướng nào "mất tất cả" vì cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn?

Danh tướng nào "mất tất cả" vì cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn?

Không phải lúc nào "ý vua" cũng là "ý trời". Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã có những vị quan, vị tướng sẵn sàng cãi lại lệnh vua.

Nước ta thời nào “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa"?

Nước ta thời nào “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa"?

Trong lịch sử nước ta, có những đời vua rất nghiêm khắc trong việc chống tham nhũng, trong đó phải kể đến đời vua Lê Thánh Tông và thời nhà Nguyễn...

Những công thần từng bị sử sách ghi lại chuyện ăn của đút

Những công thần từng bị sử sách ghi lại chuyện ăn của đút

Nạn tham nhũng gần như hiện diện trong tất cả các triều đại phong kiến. Nhưng mức độ đề cập của sử sách đến vấn nạn này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tư liệu còn lại của từng triều đại.

Những vụ án tham nhũng nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Những vụ án tham nhũng nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều vụ án liên quan đến tham nhũng, nhận hối lộ.

Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?

Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?

Chúa Trịnh (1545 – 1787) là một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực Đàng Ngoài suốt thời Lê Trung hưng, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị.

Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?

Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?

Đinh Tiên Hoàng (tháng 3/924 - tháng 10/979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh hoặc có sách gọi Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.