-  Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (GDĐH), Bộ GD-ĐT đề xuát thay đổi cụm từ "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo" tại điều 65. Tuy nhiên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội không đồng ý với đề xuất nêu trên.

Tại Điều 65 của Luật Giáo dục Đại học hiện hành có tiêu đề là "Học phí". Tiêu đề này trong dự luật sửa đổi đã được điều chỉnh thành "Giá dịch vụ đào tạo". Dịch vụ đào tạo gồm có: dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản dịch vụ khác theo quy định của pháp luật. Mức thu giá dịch vụ đào tạo được xác định theo quy định tại Điều 105 của luật Giáo dục.

Thẩm tra dự thảo luật, Chủ nhiệm UB Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của QH Phan Thanh Bình cho biết, đa số ý kiến thành viên UB cơ bản nhất trí với các quy định về việc đa dạng hóa các nguồn tài chính của cơ sở GDĐH; việc chuyển đổi từ cơ chế thu học phí sang giá dịch vụ đào tạo theo hướng tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo.

Về giá dịch vụ đào tạo, theo ông Bình, đa số ý kiến tán thành việc tính đúng, tính đủ chi phí cần thiết cho hoạt động đào tạo theo cơ chế giá dịch vụ. Tuy nhiên, không nhất trí việc thay thuật ngữ “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo” như thể hiện trong dự thảo luật.

Lý giải cho việc này, ông Phan Thanh Bình cho biết, việc sử dụng khái niệm “học phí” (cũng đã được quy định trong dự thảo luật sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục) vừa thể hiện quan điểm coi giáo dục là lĩnh vực đặc thù, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và vừa tránh cách tiếp cận theo hướng thương mại trong giáo dục. 

Trưa nay, 30/5, đại diện cơ quan soạn thảo dự luật của Bộ GD-ĐT đã cung cấp tới báo chí phản hồi về vấn đề này.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) thì  ý kiến của cơ quan thẩm tra chủ yếu là về sử dụng thuật ngữ, không phải vấn đề quan điểm điều chỉnh pháp luật.

{keywords}
 TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học: Gọi là “Giá dịch vụ đào tạo” vì điều này không chỉ quy định về học phí mà còn quy định về các vấn đề như: Nhà nước đặt hàng đào tạo, dịch vụ sử dụng/ không sử dụng ngân sách nhà nước, dịch vụ tuyển sinh… nên gọi chung theo nghĩa rộng, để khái quát cho tất cả các nội dung được đề cập đến trong điều này. 

Theo quy định của Luật phí, lệ phí hiện nay thì học phí được chuyển sang thực hiện theo cơ chế tính giá dịch vụ theo quy định của Luật Giá. Tuy nhiên, ở mức độ nhất định, với những khoản mà người học phải đóng góp cho quá trình học, thuật ngữ học phí vẫn nên sử dụng để đảm bảo tính thông dụng, dễ hiểu, dễ áp dụng.

Điều 105 của dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục vẫn quy định về học phí. Tuy nhiên, cơ chế xác định và thu học phí đã được đổi mới theo Luật Giá. Điều 105 nêu trên quy định: "Mức thu học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, đào tạo". Bà Phụng cho biết, nội dung này được cơ quan thẩm tra rất đồng thuận.

Sở dĩ tên gọi của điều 65 dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH là “Giá dịch vụ đào tạo” vì điều này không chỉ quy định về học phí mà còn quy định về các vấn đề như: Nhà nước đặt hàng đào tạo, dịch vụ sử dụng/ không sử dụng ngân sách nhà nước, dịch vụ tuyển sinh… nên gọi chung là Giá dịch vụ đào tạo theo nghĩa rộng, để khái quát cho tất cả các nội dung được đề cập đến trong điều này. Riêng phần đóng cho đào tạo được viện dẫn sang Điều 105 nêu trên; nghĩa là, đối với khoản tiền mà người học phải đóng cho quá trình học vẫn được quy định là học phí.

Về nội dung, đối với dịch vụ do Nhà nước đặt hàng đào tạo và cấp kinh phí để thực hiện và đối với các cơ sở GDĐH công lập,các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định khung giá và giá cụ thể. Đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước, cơ sở giáo dục đại học xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. Các mức này đều được tính theo cơ chế tính giá và phải được công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.

 

Thủ tướng: Không để tự chủ đại học "gây rối loạn"

Thủ tướng: Không để tự chủ đại học "gây rối loạn"

Tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Quốc gia giáo duvj và nguồn nhân lực của Chính phủ diễn ra ngày 29/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng tình với các ý kiến cho rằng "tự chủ đại học" đang được triển khai rất tốt, nhưng cũng lưu ý bước đi, cách làm phải hết sức chặt chẽ, tốt hơn để không gây rối loạn, nhảy từ cực này sang cực kia.

 

"Quy định như trên với mục đích để đảm bảo đổi mới căn bản về tài chính GDDH, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội VN, minh bạch để người học lựa chọn các chương trình, cơ sở đào tạo phù hợp" - bà Phụng cho biết thêm.

"Tuy nhiên, dự thảo mới được đưa ra xin ý kiến Quốc hội và toàn xã hội. Ban soạn thảo sẽ tiếp tục lắng nghe, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý để hoàn thiện Dự thảo trong thời gian tới".

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, học phí là khái niệm "nghe quen tai, truyền thống". Còn giá dịch vụ giáo dục, đào tạo là theo luật Giá với mức chi phí được tính đúng, tính đủ.

Người đứng đầu ngành giáo dục giải thích, khi chuyển sang cơ chế tự chủ đại học, có rất nhiều chương trình đào tạo phải tính đến chi phí dịch vụ theo luật Giá, tính đầy đủ làm sao đảm bảo chất lượng, phù hợp chi phí.

Hay nói cách khác, chi phí tương xứng chất lượng thì phải tính toán toàn bộ chi phí để hạch toán theo tự chủ, đó là giá dịch vụ đào tạo. Giá dịch vụ giáo dục đào tạo không phải việc đổi tên mà là thực hiện theo luật Giá, còn tên gọi chuyện khác.

"Về mặt nội hàm giá dịch vụ giáo dục đào tạo và tên gọi thông thường là học phí là 2 vấn đề không phải là một. Còn tên gọi làm sao cho thuận và phản ánh đúng bản chất và việc này đang bàn"- ông Nhạ giải thích.

Lê Huyền - Thu Hằng

 

 

“Điều 65. Giá dịch vụ đào tạo

1. Dịch vụ đào tạo gồm: dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác theo quy định của Pháp luật. Mức thu giá dịch vụ đào tạo được xác định theo quy định tại Điều 105 của luật Giáo dục.

2. Đối với các dịch vụ do Nhà nước đặt hàng và cấp kinh phí thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính quy định khung giá và giá cụ thể đối với các khoản thu dịch vụ đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; khung giá, giá tối đa và giá cụ thể dịch vụ tuyển sinh.

Đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách nhà nước: Cơ sở giáo dục đại học xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo theo quy định của pháp luật. Giá dịch vụ đào tạo phải được công bố công khai cho từng năm học, khoá học cùng với thông báo tuyển sinh.”

 (trích Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học)

 

Gọi 'học phí' thành 'giá dịch vụ giáo dục, đào tạo': Không nên áp dụng máy móc

Gọi 'học phí' thành 'giá dịch vụ giáo dục, đào tạo': Không nên áp dụng máy móc

Ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên UB Kinh tế, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, tên gọi không phải là vấn đề và không nên áp dụng một cách máy móc.

"Giáo dục cần sự ổn định tương đối"

"Giáo dục cần sự ổn định tương đối"

GS Phạm Thị Trân Châu lưu ý rằng trong giáo dục rất cần sự ổn định tương đối.

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung có gì mới?

Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung có gì mới?

Trước nhiều vấn đề thực tế đã không còn phù hợp với Luật hiện hành, Luật Giáo dục sửa đổi được kỳ vọng không chỉ phù hợp với hiện tại mà còn tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho giáo dục phát triển trong nhiều năm tới.

“Nút thắt” cản trở giáo dục đại học sẽ được mở thế nào?

“Nút thắt” cản trở giáo dục đại học sẽ được mở thế nào?

Dự thảo Luật Giáo dục Đại học cần tạo ra sự đột phá về cơ chế, chính sách, gỡ bỏ những “nút thắt” cản trở giáo dục đại học phát triển.