Tại hội nghị trực tuyến về công tác giải ngân, quản lý đầu tư, tài chính, tài sản năm 2021 đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ GD-ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý để thực hiện thành công các nhiệm vụ lớn về giáo dục và đào tạo mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã giao phó, một trong những công tác mà Bộ phải làm tốt là công tác tài chính, quản lý đầu tư công, đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất.

Công tác này cần phải được nhìn nhận trong bối cảnh rộng lớn, tổng thể của ngành để có phương hướng, kế hoạch và giải pháp phù hợp.

{keywords}
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn (ảnh: moet)

Trong kế hoạch từ 5 đến 10 năm tới, nếu muốn nền giáo dục và đào tạo thực sự phát triển, chúng ta cần phải có những chuyển biến quan trọng trong chính hoạt động quản lý, điều hành và triển khai mảng công tác này.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, học phí có hạn phải gia tăng tổng đầu tư cho giáo dục bằng nhiều cách mới có thể làm nhiều việc cùng một lúc.

Cụ thể, thuyết phục Chính phủ, các ban, bộ ngành liên quan, chính quyền địa phương các cấp có ưu tiên đầu tư thích đáng, cùng với các nguồn lực huy động từ nguồn xã hội hóa trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, kế hoạch đầu tư tài chính phải trúng, đúng mục tiêu và có trọng tâm, trọng điểm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý cân nhắc đến tốc độ giải ngân, triển khai giải ngân đúng pháp luật, đúng quy định của ngành, phù hợp điều kiện thực tiễn từng địa phương, cơ sở giáo dục, tránh rủi ro đáng tiếc. Đặc biệt tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, và các yếu tố công khai, minh bạch là định hướng trong những năm tới.

Lãnh đạo Bộ sẽ chỉ đạo rà soát quy chế hoạt động, tăng cường uỷ quyền, phân cấp theo đúng quy định, trên tinh thần “việc đáng làm, cần làm, có thể làm là phải thực hiện”. Điều này vừa là đổi mới trong quản lý, vừa tháo gỡ vướng mắc; lãnh đạo cơ sở được gắn trách nhiệm cao nhất là động lực để xử lý các vấn đề nhanh hơn, chất lượng hơn.

Về việc giải ngân của ngành Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhìn nhận mới đạt mức độ trung bình, có một vài nhóm khá nhưng chưa đồng đều. Với những vấn đề chung còn tồn tại, vướng mắc cần có các chuyên đề cụ thể để bàn giải pháp xử lý, khai thông.

Liên quan đến việc một số trường đại học công bố tăng học phí cho năm học tới, Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD-ĐT) mong muốn các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm chia sẻ với người dân trong việc không tăng học phí trong năm nay, có lộ trình tăng học phí hợp lý, cân đối hài hoà thu - chi, giải trình rõ ràng, minh bạch với xã hội, đồng thời nghiên cứu thêm chính sách ưu đãi cho đối tượng khó khăn. 

 Minh Anh

Học phí Y, Dược, Bách khoa khu vực phía Nam tăng vọt

Học phí Y, Dược, Bách khoa khu vực phía Nam tăng vọt

Học phí nhiều trường ĐH phía Nam tăng "vọt" trong năm học mới như Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM…