-  Lynn Hoàng, một trong 100 đại diện người Việt trẻ từ thung lũng Silicon (Mỹ), hy vọng Việt Nam trong vòng 5 năm nữa có thể trở thành một nước mạnh gần bằng Singapore và có nền kinh tế sẽ phát triển hơn.

Bên lề một chuỗi các sự kiện nằm trong chương trình “Kết nối đổi mới sáng tạo” với chuyến thăm và làm việc Việt Nam của 100 nhà khoa học tri thức trẻ Việt Nam tài năng đang sinh sống làm việc ở ngoài, chương trình Góc nhìn thẳng của VietNamNet có cuộc trò chuyện với Lynn Hoàng, đồng sáng lập, CEO mạng lưới Blockchain Angles, COO công ty Remitano chuyên về sàn giao dịch thanh toán điện tử có trụ sở ở Úc.

Lynn Hoàng đã định cư tại Mỹ được 15 năm và làm việc tại Thung lũng Silicon, San Fransico. Song trong 6 tháng gần đây, cô đang tập trung cho một dự án xây dựng và mở rộng mạng lưới blockchain tại Việt Nam.

XEM VIDEO TALKSHOW TẠI LINK SAU:

Giấc mơ thay đổi VN với blockchain của CEO Việt từ thung lũng Silicon

Giấc mơ thay đổi VN với blockchain của CEO Việt từ thung lũng Silicon

Lynn Hoàng, một CEO trẻ đang làm việc tại thung lũng Silicon (Mỹ) chia sẻ về giấc mơ Việt Nam sẽ thay đổi nhanh chóng trong 5 năm tới với blockchain.

Nhà báo Phạm Huyền: Được biết, hai ngày qua, 99 người trẻ tài năng có cuộc gặp gỡ Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ để tìm hiểu về chiến lược xây dựng Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Bạn có thể chia sẻ những cảm nhận của mình sau hai cuộc gặp gỡ này?

CEO Lynn Hoàng: Đây là lần tôi trở về Việt Nam lâu nhất sau hơn 15 năm ở San Francisco. Lần đầu tiên tôi gặp Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, tôi nhận thấy Thủ tướng Chính phủ rất cởi mở, có những chương trình chính sách hấp dẫn thu hút nhân tài nước ngoài về Việt Nam, giúp Việt Nam trong CMCN 4.0.

Sau những lời chia sẻ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, tôi tin tưởng Chính phủ Việt Nam sẽ giúp Việt Nam đổi mới về mặt công nghệ, làm giàu hơn cho đất nước bằng cách cố gắng cạnh tranh với các nước bằng công nghệ 4.0. Bởi CMCN 4.0 làm cho mỗi quốc gia trở lại vạch xuất phát từ con số 0, và từ đó mọi người cố gắng giúp nên kinh tế hùng mạnh lên như cuộc CMCN lần thứ nhất là về hơi nước, CMCN lần thứ hai là về xe hơi, CMCN lần thứ ba về internet và cuộc CMCN lần 4 được đoán là sẽ về lĩnh vực rô-bốt hoặc về lĩnh vực automation (tự động hóa).

{keywords}
Lynn Hoàng, đồng sáng lập, CEO mạng lưới Blockchain Angles, COO công ty Remitano và nhà báo Phạm Huyền.

 Nhà báo Phạm Huyền: Cách đây không lâu, một thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư có chia sẻ rằng, khi Bộ chủ trì xây dựng kinh tế chiến lược CMCN 4.0, có nhiều ý kiến cho rằng đây là một chiến lược ảo tưởng, bởi trên thực tế thì trình độ sản xuất và trình độ KHKT của Việt Nam vẫn được coi là lạc hậu. Bạn có niềm tin như thế nào với công cuộc xây dựng CMCN 4.0 ở Việt Nam?

CEO Lynn Hoàng: Trong buổi nói chuyện hôm qua, có một người cũng nói rằng, Việt Nam chưa sẵn sàng cho CMCN 4.0. Thực ra tôi nghĩ là sẽ không ảo tưởng nếu chúng ta có những chính sách và đường lối đúng đắn thì CMCN 4.0 ở Việt Nam có thể trở thành hiện thực nếu mọi người cùng chung tay chung sức giúp mạng lưới trở nên phát triển hơn. Tức là sau sự kiện này mọi người vẫn tiếp tục kết nối và có những hành động cụ thể.

Tôi nghĩ để làm được điều này thì cần 4 yếu tố là Chính phủ, tri thức Việt Nam trong nước, tri thức Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp. Nếu 4 nhân tố này cùng hoạt động với nhau thì CMCN 4.0 sẽ được thúc đẩy.

Nhà báo Phạm Huyền: Trở lại công việc chính của bạn, đó là về blockchain.Vậy khi nhìn về môi trường kinh doanh cũng như thủ tục hành chính ở Việt Nam, bạn cảm nhận đâu là rào cản, thách thức, khó khăn cho việc ứng dụng công nghệ blockchain. Liệu ở Việt Nam có cơ hội ứng dụng blockchain hay không?

CEO Lynn Hoàng: Thực chất blockchain chỉ là công nghệ công cụ chứ không phải là cái gì quá cao xa, huyền bí. Hiện tại blockchain chỉ ở giai đoạn thử nghiệm công nghệ thôi nhưng nó sẽ là công nghệ có tiềm năng.

Theo đánh giá của một báo cáo nước ngoài thì năm 2030, doanh thu của blockchain có thể mang lại con số kỷ lục.

Ở Việt Nam có một số lĩnh vực có thể áp dụng blockchain được như: vấn đề hành chính với các thủ tục hành chính như công chứng. Về lĩnh vực giáo dục như bằng cấp tiểu học, trung học, đại học có thể bỏ ra blockchain thì mọi thứ sẽ trở nên minh bạch và rõ ràng. Về lĩnh vực y tế, có thể ứng dụng blockchain vào lĩnh vực sơ sức khỏe và blockchain cũng ứng dụng trong mảng nông nghiệp, giúp cho việc vận chuyển dễ dàng, tiết kiệm chi phí và truy suất được nguồn gốc thực phẩm. Những cái đó tôi nghĩ Việt Nam có thể nắm bắt được.

Nhà báo Phạm Huyền: Có một điều mà rất nhiều người nói tới là việc ứng dụng các công nghệ mới mang tính minh bạch, cởi mở, tự do thông thoáng ở Việt Nam rất khó. Đôi khi có những bài học thành công ở nước ngoài dường như lại khó ở Việt Nam. Bạn suy nghĩ thế nào về việc chúng ta phải tháo gỡ nút thắt đó?

CEO Lynn Hoàng: Theo tôi nghĩ, blockchain không chỉ gặp rào càn ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Blockchain đang gặp rào cản về mặt luật pháp bởi công nghệ quá mới nên mọi quốc gia đều chưa ra những khuôn khổ pháp lý làm sao ứng dụng blockchain một cách hợp lý nhất. Hiện tại, một số nước đã áp dụng công nghệ mới blockchain và AI. Hy vọng Việt Nam trong một vài tháng hoặc năm tới sẽ có những luật lệ  rõ ràng hơn để cho mọi người trong lĩnh vực khoa học, các công ty đang thử nghiệm công nghệ mới có chương trình thích hợp để trải nghiệm công nghệ mà không bị ràng buộc về mặt pháp luật.

Nhà báo Phạm Huyền: Nói đến công nghệ blockchain là nói đên hai yếu tố minh bạch và bảo mật. Bạn nghĩ công nghệ blockchain sẽ giúp gì cho Việt Nam trong tương lai?

CEO Lynn Hoàng: Nếu đứng về phương diện blockchain, Chính phủ vẫn có thể dùng blockchain, vẫn có thể quản lý thông tin. Có thể không quản lý về mặt dữ liệu nhưng có thể quản lý về cách sử dụng dữ liệu giống như mô hình Estonia  là một mô hình xây dựng thành phố thông minh thành công vào năm 1997. Họ đã áp dụng blockchain từ rất sớm và Chính phủ thành lập dữ liệu để mọi người có thể lấy thông tin về lĩnh vực nông nghiệp, y tế.

Nhà báo Phạm Huyền: Chúng ta đan xây dựng một Chính phủ điện tử, bạn nghĩ như thế nào về việc blockchain được ứng dụng ở Việt Nam, được tạo thuận lợi ở Việt Nam thì sẽ mang lại những lợi ích nào?

CEO Lynn Hoàng: Theo tôi nghĩ, blockchain sẽ mang lại lợi ích cho Chính phủ điện tử là giúp giảm tải chi phí về mặt hành chính, thời gian, giải quyết vấn đề niềm tin. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề đó thì blockchain hay AI đang gặp phải đó là vấn đề nhận dạng. Tức những hệ thống như chứng minh thư sẽ được để trên blockchain.

Ví dụ khi đi ngân hàng, bạn sẽ không phải điền lại thông tin mà chỉ cần dùng một thông tin duy nhất. Khi qua ngân hàng mới, có thể đưa thẻ đó ra thì mọi thông tin có thể được tự động hóa và xác định được định danh người truy câp vào ngân hàng.

Nhà báo Phạm Huyền: Có 6 tháng ở Việt Nam để phát triển mạng lưới blockchain, bạn có thể chia sẻ những câu chuyện cụ thể xung quanh công việc này?

CEO Lynn Hoàng: 6 tháng qua, khi tôi thành lập công ty riêng Blockchain Angles, đó là một tổ chức phi lợi nhuận. Tôi thấy có những trường hợp lừa đảo nhiều do mọi người không hiểu về blockchain.

Blockchain Angles thành lập với mục đích giúp cho blockchai được phổ biến rộng rãi với hai mục tiêu rõ ràng. Thứ nhất giúp blockchain được phổ biến rộng rãi vào năm 2025. Thứ 2 giúp cho tỷ lệ công bằng giữa nam và nữ hiểu biết hơn về blockchain bởi hiện nay, số lượng người nữ so với nam hiểu về blockchain rất ít. Đó là lý do khiến blockchain vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.

Một trong dự án chúng tôi vừa hoàn thánh đó là vào ngày 28/7, chúng tôi dạy blockchain miễn phí hoàn toàn cho 500 phụ nữ ở TP. Hồ Chí Minh và họ đưa ra những phản hồi rất tích cực.

Nhà báo Phạm Huyền: Nói một cách khác là để cho blockchain có thể phát triển ở Việt Nam, việc đầu tiên Chính phủ Việt Nam cần làm là gì?

CEO Lynn Hoàng: Viêc đầu tiên của Chính phủ Việt Nam là cần lắng nghe các công ty đang làm về blockchain, hiểu được những vấn đề họ đang gặp phải, sau đó đưa ra những bộ luật hợp lý. Tôi nghĩ có thể bản đầu tiên sẽ chưa hợp lý lắm nhưng sẽ thay đổi dần và hoàn thiện.

Nhà báo Phạm Huyền: Làm thể nào để đi tắt đón đầu, tức là tranh thủ được nhwung nhân tài khắp nơi trên thế giới có thể giúp cho Việt Nam thông qua con đường kinh doanh, sáng tạo công nghệ. Theo bạn phải làm thế nào?

{keywords}
Lynn Hoàng hy vọng Việt Nam trong tương lai, trong vòng 5 năm nữa có thể trở thành một nước mạnh gần bằng Singapore

 CEO Lynn Hoàng: Hôm qua, tôi có tham dự một buổi hội thảo với quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng. Buổi hội thảo đó khá hấp dẫn là họ đã đưa ra hai ý tưởng. Một là người Việt ở nước ngoài có thể về Việt Nam làm. Thứ hai, người Việt ở nước ngoài có thể ngồi ở nước ngoài nhưng có thể giúp cho những công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam ra thị trường nước ngoài như VNPT, FPT

Theo tôi có thể đi theo 2 hướng bởi các tri thức trẻ trong nước họ sẽ biết những vấn đề trong công ty họ gặp phải rõ rệt hơn là những người ở nước ngoài. Vì thế, những người như tôi chỉ nên đứng ở mảng tư vấn, việc thực thi là các nhà khoa học trong nước.

Nhà báo Phạm Huyền: Có bao giờ bạn có ý định quay trở về định cư tại Việt Nam, sống và làm việc ở Việt Nam hay không?

CEO Lynn Hoàng: Tôi cũng nghĩ có thể quay về và định cư ở Việt Nam bởi thực chất bây giờ công việc của tôi đa phần trên máy tính. Tôi có thể xách máy tính đi đâu để làm việc miễn sao có wifi, có internet.

Nhà báo Phạm Huyền: Bạn đã rời Việt Nam, sống tại Mỹ 15 năm và cũng chưa bao giờ ngay tại Việt Nam lúc này các chương trình phát triển CMCN 4.0 được nhắc tới nhiều và rầm rộ. Bạn kỳ vọng về Việt Nam sẽ là một nước như nào trong tương lai gần?

CEO Lynn Hoàng: Sau khi tham gia chương trình “Kết nối đổi mới sáng tạo” do Thủ tướng Chính phủ tổ chức, tôi hy vọng Việt Nam trong tương lai, trong vòng 5 năm nữa có thể trở thành một nước mạnh gần bằng Singapore và có nền kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

Cảm ơn bạn đã có những chia sẻ hết sức thú vị.

VietNamNet

'Để thực hiện giấc mơ 4.0, quan trọng nhất là con người và giáo dục'

'Để thực hiện giấc mơ 4.0, quan trọng nhất là con người và giáo dục'

"Với tiềm lực con người, Việt Nam có thể bắt kịp các cường quốc trên thế giới về phát triển công nghệ 4.0, tuy nhiên chúng ta cần phải làm quyết liệt và có sự đầu tư chính sách hợp lý"  

Nhân tài Việt hứng khởi trước quyết tâm làm CMCN 4.0 ở VN

Nhân tài Việt hứng khởi trước quyết tâm làm CMCN 4.0 ở VN

Tinh thần quyết liệt của Chính phủ trong xây dựng cách mạng công nghiệp 4.0 đã khiến các nhà khoa học trẻ người Việt ở nước ngoài cảm thấy choáng ngợp và hứng khởi.

100 nhân tài hiến kế CMCN 4.0: Cuộc chơi lớn, làm sâu và có tầm

100 nhân tài hiến kế CMCN 4.0: Cuộc chơi lớn, làm sâu và có tầm

Cái gì Việt Nam chưa có thì mỗi người một chân một tay, cùng về đây làm. CMCN 4.0 sẽ là cuộc chơi lớn, phải làm thật sâu và có tầm ảnh hưởng.

Muốn CMCN 4.0 phát triển, phải có "giấy khai sinh" cho công nghệ 4.0

Muốn CMCN 4.0 phát triển, phải có "giấy khai sinh" cho công nghệ 4.0

“Muốn cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển thì đầu tiên phải có khung pháp lý, phải có giấy khai sinh cho các công nghệ 4.0, các mô hình kinh doanh 4.0."