Nguyên nhân gây bệnh trĩ thì nhiều nhưng chủ yếu vẫn là do nóng trong, táo bón, đây cũng là yếu tố làm cho bệnh Trĩ phát triển nhanh chóng, vì vậy, thực phẩm được xem là yếu tố tác động rất nhiều đến tiến triển của bệnh.

Nên

Bệnh nhân trĩ cần được bổ sung đặc biệt những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dùng nhiều rau, chất xơ như ăn cam, quýt - ăn cả múi; ruốc thịt (có nhiều chất xơ). Một số loại rau có tính nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ.

Người bệnh có thể dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu. Khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên cần được ăn thêm vào các bữa ăn phụ.


Bệnh trĩ đồng thời gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên dùng một số loại rau có chứa nhiều chất sắt như: rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng… Những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm cả gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ...

Các loại quả mong nước, màu đậm cũng là thực phẩm lý tưởng dành cho bệnh nhân trĩ. Anh đào, dâu đen và dâu xanh chứa các chất anthocyanin và proanthocyanidin vốn có thể làm giảm đau sưng do bệnh trĩ gây ra bằng cách củng cố các tĩnh mạch trĩ.

Người bệnh lưu ý uống thêm nước mắt mỗi ngày.

Ngoài ra, gừng, tỏi, củ hành giúp phân hủy fibri, khắc phục thương tổn ở mô, nội tạng và động mạch. Tuy nhiên, cần lưu ý là dư thừa chất này có thể gây viêm ở động và tĩnh mạch, đặc biệt là khu vực hậu môn.

Không nên

Người bị trĩ đặc biệt được khuyến cáo tránh xa các chất kích thích như cà phê, rượu, trà và những đồ ăn có tính cay thơm, động hỏa như: giềng, xả, ớt, hạt tiêu… Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.

Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế muối vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.

  • Diệu An (tổng hợp)