- Là nhà toán học hàng đầu thế giới, GS Vũ Hà Văn hiện đang làm giáo sư toán học ở ĐH Yale của Mỹ. Cha của GS Vũ Hà Văn là nhà thơ nổi tiếng Vũ Quần Phương, còn mẹ là dược sĩ Đào Thị Hường.

Nhà báo Hà Sơn: Bố ông là một người rất nổi tiếng trong lĩnh vực thơ văn. Có khi nào sự nổi tiếng của bố là một áp lực đối với GS?

GS Vũ Hà Văn: Không, tôi không thấy áp lực gì cả. Tôi rất thích. Vì ông nổi tiếng, được nhiều người biết nên thỉnh thoảng đi đâu đó, xếp hàng được nhanh hơn. (cười).

Còn ông, có thấy sự nổi tiếng của mình có thuận lợi giống bố?

- Không, vì tôi đi đâu cũng phải xếp hàng như nhau cả, không nhanh hơn chút nào. (cười).

Clip: GS Vũ Hà Văn với câu chuyện về bố, vợ và các con.

Thường những người theo đuổi sự nghiệp thơ văn hay lãng mạn. Bố ông có lãng mạn không? Nếu có, sự lãng mạn ảnh hưởng tới ông ra sao?

- Tôi nghĩ bố tôi là người lãng mạn nhưng chủ yếu ở bên ngoài. Khi về nhà, ông cũng như những ông bố khác, cũng quát tháo, phạt con cái khi có chuyện xảy ra. Ngày xưa tôi đi học hay mất trật tự. Đấy không phải lỗi gì to lắm nhưng cũng hay phải viết kiểm điểm. Tôi rất sợ, trong khi nhiều bạn trong lớp thì không, các bạn nói bố các bạn rất hiền.

Nói Toán là khoa học cũng đúng nhưng dưới một góc độ nào đó, Toán cũng là nghệ thuật. Những người làm Toán cũng gần với những người làm nghệ thuật theo ý nghĩa đại chúng – những người nghệ sĩ, người vẽ tranh, viết tiểu thuyết, cũng cần sự thăng hoa nhất định.

{keywords}
GS Vũ Hà Văn: Quá khứ êm đềm làm nên con người 'dữ dội' trong tôi

Nhà thơ Vũ Quần Phương từng chia sẻ rất ân hận vì có một lần đánh GS rất đau vì phạm lỗi gì đó ghê gớm lắm. Hồi nhỏ GS nghịch ngợm và khiến bố mẹ không hài lòng?

- Thực ra lúc nhỏ tôi không phải nghịch ngợm mà chỉ hiếu động. Thời đó chúng tôi rất nghèo, tôi cũng không có gì phải ân hận. Có lần tôi lên vùng cao với nhà báo Trần Đăng Tuấn tham gia chương trình Cơm Có Thịt mới nhớ ra lúc bé mình không những không có thịt mà không có cả cơm, ăn độn rất nhiều.

Nhưng trong đám chúng tôi hồi đấy có rất nhiều người bây giờ thành đạt, lứa sinh năm 1968, 1969, 1970. Chúng tôi luôn nhớ về thời đó với những kỷ niệm vui. Tôi luôn nhớ về mình của năm 10 tuổi, 15 tuổi với quá khứ rất êm đềm. Vì vậy, tôi cũng không nhớ về kỷ niệm bị đánh đòn nào cả...

Cuộc sống của ông bên Mỹ hiện nay như thế nào?

- Thành phố tôi sống là một thành phố nhỏ nhưng là thành phố đại học. Nhà tôi ở trong rừng, cuộc sống rất bình lặng so với Việt Nam. Khi tôi về nước làm việc một tháng, số người tôi gặp bằng số người tôi gặp cả năm ở bên kia. Cuộc sống bên Mỹ êm ả, tôi biết trước hôm sau sẽ làm gì.

{keywords}
GS Vũ Hà Văn: Tôi ít khi phải làm việc nhà, nói thẳng ra là... lười.

Nhưng ông vừa nhận thêm chức vụ mới ở Việt Nam, sự bận rộn sẽ nhiều hơn. Ông có sợ công việc sẽ ảnh hưởng đến tổ ấm? Một ngày của ông trên đất Mỹ như thế nào?

- Tôi rất may mắn khi có vợ quán xuyến hết công việc gia đình, tôi ít khi phải làm việc nhà, mà nói thẳng ra là... lười. Tôi cũng cố gắng dành thời gian chia sẻ với con cái, dạy con những chuyện của đàn ông (GS Vũ Hà Văn có 2 con trai - PV). Lúc bọn trẻ còn bé, mỗi ngày tôi đều cố gắng chơi với con 1-2 tiếng. Giờ chúng lớn rồi, nhiều lúc chúng còn không muốn chơi với tôi. 

Vợ ông đang làm công việc gì?

- Vợ tôi hiện đang làm hành chính trong trường đại học, quản lý một khoa trong trường.

Dù sống ở Mỹ nhưng hè năm nào ông cùng vợ và các con cũng về Việt Nam. Điều gì ông chỉ có thể tìm thấy ở mùa hè Hà Nội? Hình ảnh nào thường khiến ông xao động nhất, mỗi khi trở về?

- Trẻ con thích về Hà Nội vì có ông bà. Sự gắn bó của chúng với Hà Nội không thực sự sâu sắc. Chúng biết về Hà Nội, biết khu gia đình sống, biết Hồ Gươm, Hồ Tây nhưng chỉ giới hạn vậy thôi. 

Đối với tôi, tôi có những góc ngày xưa nếu đến đó mình tìm lại một thời thanh xuân. Ngày xưa tôi học trường Chu Văn An nên rất thích ngôi trường này. Thỉnh thoảng bây giờ về Việt Nam nếu bảo vệ cho phép tôi sẽ vào trong sân trường đi dạo một lúc.

Hay ngày xưa tôi sống ở con phố rất nhỏ Trương Hán Siêu, nằm giữa Nguyễn Du và Ngô Văn Sở. Tôi sống ở đó từ 1 tuổi đến 12 tuổi nên nếu có dịp tôi về đi bộ qua đó, uống một chén trà hoặc nói chuyện với những người sống ở đó từ hồi tôi còn bé.

{keywords}
GS Vũ Hà Văn và vợ.

Có lần trò chuyện với NSND Đặng Thái Sơn, ông có nói với tôi rằng, không phải cứ về Việt Nam sống mới hướng về quê hương và mỗi người có một cách của mình. Ông thì sao?

- Điều đó hoàn toàn chính xác. Riêng với tôi, hiện nay tôi đang làm những việc tôi vẫn thường làm.

Tôi có xem facebook thấy ông hay nói về bóng đá, có vẻ như ngoài đam mê Toán học, thể thao là sở thích của ông?

- Ngày xưa tôi rất thích thể thao. Thời thanh niên, tôi chơi nhiều môn: bóng đá, tennis, bóng bàn và từng phải mổ xẻ vì sở thích chơi thể thao này. Hiện giờ ở tuổi này, tôi không chơi được mấy môn đó nữa, chỉ tập được dưỡng sinh hoặc bơi lội. Nhưng tôi vẫn thích xem bóng đá như mọi người.

Trong một bài báo mới đây, nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ một câu chuyện xúc động. Ông nói, mỗi lần GS về Việt Nam rồi rời đi, khoảnh khắc tiễn GS trong ông có nhiều khoảng trống. Đó là khoảng trống được nói từ tiếng lòng của một người cha dành cho con. Còn GS thì sao?

- Mỗi lần tôi về nước, bố mẹ tuổi ngày càng cao. Tôi cũng có mối sốt ruột và lo lắng, vì sức khỏe ông bà yếu đi, sức khỏe của tôi cũng thay đổi. Tôi không biết có về thăm nhà thường xuyên không hoặc ông bà có sang Mỹ được nhiều như trước không. Khoảng 10 năm trước, bố mẹ tôi sang Mỹ thăm chúng tôi khá thường xuyên, ở lại rất lâu, nhưng hiện nay thì khó. Ở tuổi hiện tại, tôi cũng không thể một năm về 4-5 lần. Đấy là lo lắng chung của người làm cha mẹ và của chính tôi.

{keywords}
GS Vũ Hà Văn và bố - nhà thơ Vũ Quần Phương.

Với vai trò Giám đốc khoa học Viện Big Data của Vingroup và tham gia điều hành Quỹ với khoản đầu tư 1.000 tỷ đồng trong 3 năm, GS nhận được sự chia sẻ và góp ý thế nào từ người cha của mình?

- Tôi có mời bố mẹ tới dự buổi ra mắt của Viện. Hôm đó, ông bà đều rất vui. Tôi giải thích ý nghĩa và mục đích của Viện, bố mẹ tôi đều cảm thấy đó là điều đáng làm, cảm thấy tự hào. Hôm qua tôi được tặng một bó hoa to, tôi tặng lại cho mẹ tôi, bà khoái lắm!

- Cảm ơn Giáo sư về cuộc trò chuyện!

Sơn Hà - Xuân Quý - Huy Phúc - Bạt Tuấn

GS Vũ Hà Văn làm Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn của Vingroup

GS Vũ Hà Văn làm Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn của Vingroup

Tại hội thảo Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2018, GS. Vũ Hà Văn (ĐH Tổng hợp Yale, Mỹ) đã trình bày phần giới thiệu về Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn của Tập đoàn Vingroup do ông là Giám đốc khoa học.

Thu hút nhân tài: "Cần cả môi trường, chứ không phải 1 người hay 1 công ty"

Thu hút nhân tài: "Cần cả môi trường, chứ không phải 1 người hay 1 công ty"

Trước câu hỏi nhân tài người Việt ở nước ngoài đang băn khoăn điều gì khi nhận được lời mời về Việt Nam, các trí thức đã có những chia sẻ bên lề hội thảo Trí tuệ nhân tạo 2018.