Các nhà khoa học đã lần đầu tiên tạo thành công tế bào có thể tiêu diệt khối u bằng cách tiêm tế bào này vào cơ thể bệnh nhân.

Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu dị ứng và diễn dịch RIKEN (Nhật Bản) đã lần đầu tiên chế tạo thành công tế bào bạch huyết T, có khả năng tiêu diệt hiệu quả các tế bào ung thư.  Nghiên cứu này được đánh giá là bước đột phá trong quá trình nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa bệnh ung thư. 

Các nhà khoa học người Nhật Bản đã lần đầu tiên tạo thành công tế bào có thể tiêu diệt khối u.

Để tạo ra các tế bào T, nhóm nghiên cứu đầu tiên phải lập trình lại tế bào bạch huyết T có khả năng tiêu diệt một loại ung thư nhất định, thành một loại tế tế bào mới được gọi là tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS). Sau đó, những tế bào này được nuôi cấy và chuyển thành các tế bào bạch huyết T có khả năng tiêu diệt các loại ung thư khác nhau.

Các tế bào bạch huyết T được tạo ra từ các tế bào iPS có thể được sử dụng để điều trị các loại bệnh ung thư trong tương lai. Phương pháp này có thể được thực hiện bằng cách tiêm trực tiếp các tế bào T vào cơ thể bệnh nhân để chúng tiêu diệt khối u.

Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tế bào bạch huyết T được sản xuất trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng các phương pháp thông thường. Nhưng các tế bào này thường không hiệu quả trong quá trình tiêu diệt tế bào ung thư bởi vòng đời của chúng rất ngắn.

Để khắc phục vấn đề này, tiến sĩ Hiroshi Kawamoto và các cộng sự đã tiến hành lập trình lại các tế bào bạch huyết T trưởng thành và chuyển chúng thành các tế bào iPS để tạo ra sự khác biệt.

Tiến sĩ Kawamoto, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail: “Chúng tôi đã thành công trong việc sản xuất tế bào T kháng nguyên đặc biệt bằng cách tạo ra các tế bào iPS và lập trình chúng có chức năng giống các tế bào bạch huyết T".

Các nhà khoa học cho biết bước tiếp theo của nghiên cứu là thử nghiệm xem các tế bào T có thể tiêu diệt các tế bào ung thư được chọn, nhưng không tiêu diệt các tế bào khác trong cơ thể hay không. Nếu thành công, những tế bào này có thể được tiêm trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân để điều trị bệnh ung thư. Điều này có thể trở thành hiện thực trong tương lai không xa.

Hà Hương