Các màu sắc có thể như nhau trên khắp thế giới, nhưng ngôn ngữ dùng để mô tả chúng có thể ảnh hưởng rất lớn đến cách chúng được nhận biết.

{keywords}
Tiếng Anh (trái) có nhiều từ ngữ mô tả về các sắc độ của màu sắc hơn trong tiếng Trung. Ảnh: Daily Mail

Một nhà khoa học dữ liệu đã muốn kiểm chứng giả thuyết trên bằng cách tạo ra một hệ thống đồ họa, giúp hé lộ khác biệt khi nói về màu sắc ở một số nền văn hóa ở phương Đông với các nền văn hóa phương Tây. Đồ họa của chuyên gia Muyueh Lee đến từ Đài Bắc, Đài Loan đã khắc họa tên của các màu sắc cũng như những sắc thái đậm nhạt của chúng trong từ điển mở Wikipedia, bằng tiếng Anh và tiếng Trung.

Phương pháp của ông Lee được đánh giá là tương đối thiên lệch, vì số người dùng Wikipedia nói tiếng Anh đông đảo hơn so với số người dùng nói tiếng Trung. Tuy nhiên, nó vẫn hé lộ tầm quan trọng của các màu sắc nhất định trong cả 2 ngôn ngữ.

Cụ thể là, trong tiếng Trung, các màu cơ bản thông dụng nhất là 紅 (đỏ), 藍 (xanh dương) và 綠 (xanh lục). Các màu sắc này cũng có thể liên quan đến những đối tượng như cá hồi, đá và cây thông. Đặc biệt, màu đỏ gây ấn tượng mạnh do được coi là biểu tượng cho sự vui sướng và vận may trong văn hóa Trung Quốc. Màu đỏ hiện vẫn là màu phổ biến ở Trung Quốc và gắn liền với đảng cầm quyền hiện tại ở nước này.

Trong khi đó, xanh dương, hồng và xanh lục là các màu cơ bản, nổi bật hơn cả trong tiếng Anh. Một số màu sắc cũng được nhìn nhận dựa vào các vật thể.

"Tôi cảm thấy thích thú trước truyền thuyết rằng, người Eskimo có tới 50 từ để miêu tả tuyết cũng như quan điểm rằng, một nền văn hóa sẽ phát triển vốn từ vụng phong phú hơn cho những thứ họ quan tâm", ông Lee viết.

{keywords}
Một số từ mô tả các sắc độ màu sắc khác nhau trong tiếng Trung. Ảnh: Daily Mail

{keywords}
Trong tiếng Anh có nhiều từ mô tả màu xanh lục và xanh dương hơn trong tiếng Trung. Ảnh: Daily Mail

Bảng đồ họa của ông Lee đã nếu bật tranh cãi về việc liệu nói một ngôn ngữ cụ thể nào đó, có khiến mọi người "nhìn thấy" nhiều màu sắc hơn vì có nhiều mô tả hơn hay không. Nhiều nghiên cứu dường như ủng hộ quan điểm này.

Một nghiên cứu năm 1954 từng khám phá thấy rằng, một bộ lạc thổ dân da đỏ nói tiếng Zuñi ở châu Mỹ không có từ ngữ phân biệt giữa màu cam và màu vàng. Do vậy, họ gặp khó khăn khi phân biệt 2 màu sắc này.

Một nghiên cứu khác tập trung vào việc tiếng Nga có các cụm riêng rẽ để mô tả màu xanh dương nhạt (goluboy) và màu xanh dương đậm (siniy). Các nhà nghiên cứu đã tuyển lựa 50 người ở Massachusetts, Mỹ với một nửa trong số họ là người gốc Nga và tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ. Họ phát hiện, những người gốc Nga phân biệt giữa màu xanh dương nhạt và xanh dương đậm nhanh hơn 10% so với phân biệt các màu xanh khác cùng sắc độ.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)