Các nhà khoa học cho rằng bỏ thời gian để chơi những trò chơi rèn luyện trí não là điều lãng phí.

{keywords}

Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng thấy các quảng cáo, lời khuyên, bài viết về việc cải thiện trí nhớ và trí thông minh thông qua những bài tập đơn giản, một trong số đó là những trò chơi trí tuệ. Những trò chơi trí tuệ như ô chữ có khả năng tăng cường sự tập trung của não bộ, khiến bạn phải động não và giống như một bài tập thể dục, nó giúp bộ não chúng ta được cải thiện hay tóm gọn là giúp bạn thông minh và nhớ lâu hơn.

Tuy nhiên trên thực tế có khá ít bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này thực sự có hiệu quả. Thậm chí một nghiên cứu mới đây còn bác bỏ những điều này.

Vào cuối tháng 10 vừa qua, trung tâm nghiên cứu Center on Longevity tại Stanford và Viện khoa học Max Planck đã tập hợp nhiều nhà tâm lí học và thần kinh học hàng đầu thế giới nhằm tiến hành nghiên cứu tác động của các trò chơi trí tuệ lên bộ não. Trong báo cáo sau đó có một đoạn như sau:

“Có khá nhiều những trò chơi trí tuệ trên internet hiện nay. Những người tham gia cho rằng các trò chơi này giúp họ thông minh hơn và tiếp nhận kiến thức tốt hơn. Những nhà sản xuất của các tựa game này cũng quảng cáo trò chơi của mình giống như bài tập thể dục cho não bộ và có khả năng cải thiện bộ não, tăng cường trí nhớ và còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Thậm chí các nhà sản xuất này còn tuyên bố các trò chơi được thiết kế bởi các nhà thần kinh học hàng đầu thế giới, có dựa trên nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên chúng tôi phản đối ý kiến cho rằng các trò chơi rèn luyện trí não có khả năng làm giảm hoặc đảo ngược quá trình suy giảm nhận thức của bộ não, khi hiện nay chưa có các bằng chứng khoa học thuyết phục nào chứng minh được điều này. Chỉ có tác động của tinh thần và lối sống lành mạnh mới có khả năng làm chậm đi sự lão hóa của trí não.”

Bên cạnh những trò chơi giúp cải thiện trí nhớ, cũng có những trò chơi được quảng cáo giúp phát triển trí não cho trẻ em. Một trong những chương trình rèn luyện trí não bằng các trò chơi trí tuệ nổi tiếng nhất là “Brain Gym”, được giới thiệu vào năm 1970 và được đưa vào chương trình giảng dậy của nhiều trường học tại Canada, Anh và Mỹ.

Tuy nhiên các nhà khoa học cũng khẳng định chương trình này không có cơ sở khoa học. Tiến sĩ Ben Goldacre, chủ mục Bad Science của tờ The Guardian cũng tuyên bố Brain Gym là chương trình vô nghĩa, không có giải thích khoa học cụ thể nào chứng minh tác dụng của nó.

Ngay cả tác giả Paul Dennison cũng phải thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn trong chương trình Newsnight vào năm 2008, rằng ông đã không có đủ điều kiện để chứng thực các tác dụng của Brain Gym, và nhiều chương trình luyện tập trong đó là dựa trên cảm giác của ông.

Các nhà khoa học tại Viện Max Planck cũng cho biết rằng không có các tác hại cụ thể nào từ những trò chơi trí tuệ này. Tuy nhiên sử dụng thời gian cho những tựa việc như vậy là rất lãng phí, thay vào đó các nhà khoa học khuyên rằng chúng ta nên dành thời gian để đọc sách, tham gia các hoạt động xã hội, tập thể dục sẽ có lợi hơn cho cả thể chất, tinh thần và trí não, đặc biệt là người già.

Theo Tri thức trẻ