Nhà chức trách Mỹ đã điều một lực lượng hùng hậu, gồm cả binh lính hải quân và các chuyên gia thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) trục vớt tàu thám hiểm không gian Orion ở Thái Bình Dương sau sứ mệnh bay quanh quỹ đạo Trái đất ngắn ngủi.

{keywords}

Tàu Orion của NASA đã được phóng vào không gian lúc 12:05 giờ GMT ngày 5/12, thực hiện chuyến bay thử nghiệm kéo dài chỉ 4,5 tiếng đồng hồ, di chuyển quanh quỹ đạo Trái đất 2 vòng.

{keywords}
 

Tàu thám hiểm không gian loại mới này sau đó đã tái xâm nhập bầu khí quyển Trái đất với vận tốc lên tới 32.000km/h, chống chịu qua mức nhiệt độ 2.200 độ C để trở về an toàn.

{keywords} 

Các camera gắn trên tên lửa đẩy và vỏ bọc bên ngoài Orion đã ghi lại toàn bộ sứ mệnh, mang đến những hình ảnh quan sát chưa từng có bằng "mắt" của con tàu thám hiểm, được kỳ vọng một ngày nào đó sẽ đưa con người lên sao Hỏa hoặc các tiểu hành tinh.

{keywords} 

Nếu các phi hành gia có mặt bên trong tàu Orion, họ sẽ trải nghiệm mức trọng lực 8,2 - gần gấp đôi trọng lực sản sinh ra khi tàu không gian Soyuz trở về từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).

{keywords} 

Khi hạ cánh xuống Trái đất, tàu Orion đã đáp xuống đúng mục tiêu ở Thái Bình Dương, cách Baja, bang California, Mỹ 442km về phía tây và tạo ra ít nhất một kỷ lục: bay xa hơn và nhanh hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào khác được chế tạo cho con người kể từ chương trình thám hiểm mặt trăng Apollo.

Cụ thể là, tàu Orion đã đạt độ cao đỉnh điểm so với mặt nước biển xa gấp hơn 14 lần từ Trái đất tới trạm ISS. Không tàu vũ trụ thiết kế để chuyên chở các phi hành gia nào di chuyển xa tới như vậy kể từ tàu Apollo 17 cách đây 42 năm.

{keywords} 

Tàu Orion đã giảm tốc tới 32km/h trong 11 phút hạ cánh trên mặt nước, với sự trợ giúp giai đoạn cuối của lần lượt 8 chiếc dù.

{keywords} 

Hải quân Mỹ và NASA đã phối hợp cử lực lượng hùng hậu tới trục vớt tàu Orion ở Thái Bình Dương. Trong ảnh, các thợ lặn của Hải quân Mỹ và thủy thủ từ tàu vận tải quân sự, lưỡng cư USS Anchorage được giao nhiệm vụ dùng dây kéo vớt tàu Orion khỏi mặt nước.

{keywords} 

Các thợ lặn đang gắn dây hãm vào modul chở phi hành đoàn của tàu Orion.

{keywords} 

Các túi khí bơm căng được sử dụng để giữ cho tàu Orion đứng thẳng.

{keywords} 

Các thợ lặn bao quanh tàu Orion để chuẩn bị cho quá trình trục vớt ...

{keywords} 

... và hướng dẫn Orion di chuyển tới chỗ tàu vận tải quân sự.

{keywords} 

Các chuyên gia NASA và binh lính hải quân Mỹ sau đó đã phối hợp kéo thành công Orion vào boong tàu USS Anchorage.

{keywords} 

Tàu Orion sau đó được chở vào bờ, dự kiến được bốc dỡ tại căn cứ hải quân San Diego vào cuối ngày hôm nay.

{keywords} 

"Đây là ví dụ điển hình cho sự hỗ trợ của Hải quân Mỹ đối với việc nghiên cứu, phát triển các công nghệ cũng như kỹ thuật đảm bảo an toàn cho việc hỗ trợ chuyển bay của con người vào không gian", Đại úy Michael McKenna, chỉ huy tàu USS Anchorage, tuyên bố.

{keywords} 

Chuyến bay thử nghiệm thành công khiến các quan chức NASA lạc quan tin tưởng về các sứ mệnh trong tương lai của Orion. Tàu thám hiểm này có thể đưa con người vào không gian sớm nhất vào năm 2021 để thực hiện các sứ mệnh thám hiểm tiểu hành tinh vào những năm 2010 và lên sao Hỏa vào những năm 2030.

Tuấn Anh (Theo Space, Daily Mail)