Việc Mỹ 6 lần chính thức đặt chân lên Mặt trăng là một chuyện “kỳ lạ” và nhiều người cho là chuyện bịa đặt, thậm chí báo Pravda của Nga gọi đây là “vụ lừa bịp thế kỷ”. Thế nhưng vì quyền lợi kinh tế và muốn dùng như một con bài để gây sức ép với Mỹ những khi cần nên Liên Xô đã không nói ra.

TIN LIÊN QUAN

Qua một loạt bài viết trên KM.ru đã được trích giới thiệu trong các kỳ trước, rõ ràng, chuyện động trời Mỹ đưa người lên Mặt trăng ,tuy việc dàn dựng hết sức khôn khéo, kín kẽ nhưng vẫn có nhiều sơ hở. Chẳng lẽ, đối thủ của Mỹ là Liên Xô (cũ) - người hiểu hơn ai hết những khó khăn phải vượt qua để lên được Mặt trăng và thực lực “đồng nghiệp” của mình đến đâu - lại chẳng một chút nghi ngờ gì hay sao?

Theo lẽ thông thường người ta chờ đợi kẻ cạnh tranh chủ yếu trong cuộc chạy đua lên Mặt trăng (tức Liên Xô) phải xét nét từng chi tiết nhỏ nhất và phân tích hết sức kỹ lưỡng mọi khía cạnh đúng, sai mới quyết định chấp nhận thành tích này của đối thủ. Bây giờ mới lật lại là quá muộn màng vì đây là một “nghi án” xày ra đã quá lâu, không nhân chứng vật chứng, và cũng chẳng ai hiểu được thực tế nó đã diễn ra như thế nào. Thế nhưng cái bóng của sự nghi ngờ luôn luôn lởn vởn, ám ảnh mọi người.

Аlexay Leonovv đi ra khoảng kông gian vũ trụ.

Năm tháng trôi qua.  Rồi những thập kỷ cũng trôi qua. Những mối nghi ngờ, thắc mắc và cho là chuyện bịa đặt đã được viết cả thành sách và nhiều câu hỏi được đặt ra song cho đến tận ngày hôm nay, xã hội vẫn chưa hề nhận được những câu trả lời thuyết phục. Sự im lặng vẫn bao trùm.  

Nhiều người đã chán nản, muốn buông xuôi, cho qua, không bới móc lại làm gì cho mất thời giờ. Chỉ còn lại điều cuối cùng, đó là “vì sao” và “để làm gì” mà Liên Xô chưa bao giờ chính thức lên tiếng.

Thực ra, chương trình Mặt trăng của Mỹ chẳng hiểu sao lại trùng với thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh lạnh, ngòi nổ đang được tháo, quan hệ với Mỹ và thế giới phương Tây đã ấm lên, Liên Xô thể hiện sự hoà hoãn, thay đổi khá nhiều trong chính sách đối ngoại. Để thực hiện chính sách ấy, họ phải nhân nhượng rất nhiều điều với thế giới phương Tây.

Những lý do để các nhà lãnh đạo thời đó theo đuổi có thể là như sau:

Trước hết, việc chạy đua vào vũ trụ, chủ yếu là Chương trình Mặt trăng quá tốn kém. Nếu từ bỏ chương trình này họ sẽ tiết kiệm cho nền kinh tế đất nước hàng tỷ rúp không thật cần thiết trong khi ngân sách đang gặp khó khăn. Sau các chuyến bay của những con tàu không người lái và đưa lên Mặt trăng những thiết bị tự động, họ thấy trên đó chẳng có gì đặc biệt, và nếu có đi chăng nữa thì cũng chưa sử dụng được vào việc gì trước mắt.

Lúc này, lệnh cấm vận đối với Liên Xô vừa được dỡ bỏ, dầu mỏ của Liên Xô đã được chuyển đến các nước Tây Âu và Liên Xô đang cố gắng tìm cách thâm nhập vào thị trường khí đốt, là thị trường mà cho đến tận ngày nay vẫn tiếp tục duy trì một cách thuận lợi. Liên Xô lại vừa đạt được một hiệp định với Mỹ là nước này sẽ cung cấp cho Liên Xô lượng lớn ngũ cốc với giá thấp hơn giá trung bình của thế giới và ở điểm này, người Mỹ đã chịu thiệt thòi.

Nhà nghiên cứu lịch sử cuộc chạy đua lên Mặt trăng của Mỹ là R. René đã viết: “Về vấn đề này có nhiều câu hỏi đã và sẽ được đặt ra đều có thể được trả lời một cách logic: Nếu quả thật chúng tôi không bay lên Mặt trăng thì tại sao Liên Xô không vạch trần việc giả mạo này? Hoặc họ không phát hiện?

Tôi có một vài lý giải về điều này. Trong khi quân đội Mỹ đang tham chiến ở Việt Nam và những nước khác ở Đông Nam Á, chúng ta lại bán hàng chục triệu tấn ngũ cốc cho Liên Xô với giá “siêu rẻ”.  Ngày 8 /7/1972, chính phủ Mỹ đã gây sốc cho toàn thế giới, khi tuyên bố bán cho Liên Xô 1/4 toàn bộ vụ thu hoạch với giá cố định 1,63 đôla một bushel (1bushel = 36,4 lít, đơn vị đo ngũ cốc), như vậy Liên Xô đã mua rẻ hơn giá thị trường 10 đến 20%. Các bạn hãy đoán xem, ai phải chịu thiệt thòi về sự chênh lệch ấy? Rõ ràng là những người dân đóng thuế của chúng ta. Giá bánh mì và thịt ở Mỹ bỗng tăng vọt lên, phản ảnh sự thiếu hụt ngũ cốc tại Mỹ. Chúng ta đã trả giá cho việc bay lên Mặt trăng bằng những đồng kôpếch. Song thị trường chứng khoán của chúng ta tăng trưởng. Uy tín của Mỹ lên cao. Trong trường hợp này, đúng là “mục tiêu biện minh cho phương tiện”.

Năm 1961,N.S. Khrusev gặp J, Kennedy.

Người ta còn kể đến việc các công ty phương Tây đã xây dựng cho Liên Xô các nhà mày hoá chất để đối lấy thành phẩm của chúng, có nghĩa là Liên Xô đã nhận được những xí nghiệp hiện đại, mà không phải đầu tư lấy một kôpếch. Với sự tham gia tích cực của Mỹ, Liên Xô đã xây dựng nhà máy ô tô khổng lồ “KamA3” và nhiều thứ khác nữa. Những lợi ích kinh tế đó lên tới hàng chục tỉ đôla mỗi năm.

Trước đó Liên Xô đã phải bỏ ra 5 tỷ đôla trong 10 năm để chi cho tên lửa Mặt trăng “N-1”.Theo quan điểm kinh tế thuần tuý, việc từ bỏ Chương trình Mặt trăng cùng với tên  lửa “N-1” đã được hoàn vốn, nếu xét về lợi ích kinh tế thì tương đương.

Sự đối đầu về quân sự, chiến tranh lạnh và mối đe doạ thường xuyên của thảm họa hạt nhân đã đi vào quá khứ. Hiệp định thượng đỉnh về giải trừ vũ khí Helsinki nâm 1975 đã khẳng tịnh đính giữ nguyên các đường biên giới đã vạch ra ở châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Dường như bước vào thời kỳ Hoà bình vĩnh viễn giữa Đông và Tây.

Ngoài ra, chấp nhận im lặng trong vụ lừa bịp của Chương trình Mặt trăng của Mỹ, các nhà lãnh đạo Liên Xô còn có thể gây sức ép lên đối thủ chinh trị của mình bằng mối de dọa tiết lộ “vụ lừa bịp thế kỷ” bất cứ lúc nào.

Chính sự thành công quá lớn trong quan hệ đối ngoại của Liên Xô lúc đó cũng bị giời bình luận quốc tề coi là một sự “bất thường”, song thực ra có nguyên nhân của nó: khi hai cường quốc vũ trụ đã thoả thuận ngầm được với nhau… Dường như bên cạnh đó, Mỹ cũng nắm một bí mật khác để không chế Liên Xô, đổi lấy sự im lặng về vụ lên Mặt trăng của Mỹ- phải chăng đó là sự thật về cái chết của Stalin.

Tuấn Hà (Theo KM.ru)