Ngày 23 - 25/5/2018 hơn 200 chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên, đại diện các doanh nghiệp đến từ 20 quốc gia khắp 5 châu lục sẽ cùng nhau chia sẻ công nghệ mới nhất về sản xuất dầu gạo và các sản phẩm giá trị gia tăng của cám gạo.

{keywords}
 

Dầu gạo là một trong những loại dầu thực vật tốt nhất cho sức khỏe, đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước phát triển như New Zealand, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu… Dầu gạo được trích ly từ lớp vỏ cám trong vòng 6 giờ sau khi tách khỏi hạt gạo, nhằm giữ lại các dưỡng chất quý giá nhất.

Hàng trăm nghiên cứu đến nay cho thấy, loại dầu này dồi dào dưỡng chất chống oxy hóa Gamma-Oryzanol, mạnh gấp 4 lần vitamin E, giúp giảm hấp thu cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa.

Nhật Bản là quốc gia đầu tiên phổ biến dầu gạo vào chế độ ăn hàng ngày. Sáng kiến ​​bổ sung Oryzanol và vitamin B1 từ dầu gạo được nước này đề xuất từ năm 1917. Hiện nay hơn 40% bữa trưa của các trường tiểu học và trung học ở Nhật Bản đều sử dụng dầu gạo theo chỉ định của Bộ Y tế Nhật.

Ở Mỹ, dầu gạo cũng được ưa chuộng nhiều năm nay, nhờ cung cấp nguồn chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe và có tỷ lệ cân bằng các loại acid béo gần nhất với mức khuyến cáo từ Hội Tim mạch (AHA) của nước này.

Sở hữu nhiều lợi ích sức khỏe, song sản lượng dầu gạo của thế giới còn hạn chế. Mặc dù chiếm 75% tổng sản lượng toàn thế giới, nhưng Ấn Độ hiện chỉ sản xuất được 900.000 tấn dầu gạo trong năm 2014. Xếp sau là Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc với tổng sản lượng chưa đến 200.000 tấn bởi việc tinh luyện đòi hỏi công nghệ, máy móc hiện đại và trình độ kỹ thuật cao, nhằm giữ được tối đa dưỡng chất Gamma-Oryzanol và cân đối các nhóm acid béo.

Ngoài hạn chế công nghệ và sản lượng, các nước châu Á cũng chưa đẩy mạnh truyền thông các công dụng tích cực của dầu gạo đến người tiêu dùng. Nếu như người Mỹ khiến cả thế giới biết tới loại dầu ôliu đắt đỏ, người Nga có dầu hướng dương, thì nhóm nền kinh tế lúa nước vẫn đang loay hoay tìm giải pháp và hướng đi tốt nhất cho loại “dầu của trái tim” này.

{keywords}
 Việt Nam với vựa lúa lớn thứ hai thế giới, có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất dầu gạo


Nhằm thúc đẩy ngành sản xuất dầu gạo trên toàn cầu, Hiệp hội Dầu Gạo Quốc tế (IARBO) bao gồm đại diện của 5 nước thành viên: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam tiếp tục tổ chức hội nghị thường niên lần thứ 5. Năm nay, IARBO chọn Việt Nam là điểm đến cho hành trình này.

Theo đó, hơn 200 người tham dự bao gồm các chuyên gia, nhà nghiên cứu, sinh viên và đại diện các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dầu gạo từ 20 quốc gia khắp 5 châu lục sẽ tới tham dự, cập nhật nghiên cứu mới, xu hướng sử dụng dầu gạo trên thế giới.

Ngoài ra, hội nghị còn thu hút các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp sản xuất dầu gạo tầm cỡ tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... đến chia sẻ công nghệ sản xuất, tháo gỡ bài toán marketing thương hiệu ra toàn cầu.

Đặc biệt, đây là năm đầu tiên IARBO tổ chức cuộc thi nghiên cứu về dầu gạo với tổng giá trị giải thưởng lên tới 21.000 USD cho sinh viên các nước. Ngoài các báo cáo chuyên sâu, hội nghị còn có các gian hàng trưng bày và giới thiệu các công nghệ sản xuất dầu gạo tiên tiến nhất, các sản phẩm liên quan đến dầu gạo và các sản phẩm giá trị gia tăng của cám gạo. 

Mọi thông tin chi tiết về hội nghị và cách thức đăng ký tham dự xem tại http://icrbo2018.org.

Lệ Thanh