Chỉ tính riêng 300 hợp tác xã lớn nhất trên thế giới đã tạo ra việc làm cho ít nhất 280 triệu người, có doanh thu đạt khoảng 2,1 nghìn tỷ USD, tương đương với GDP của nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới như Italy.

Sáng ngày 7/7, tại Hà Nội, với tư cách là thành viên chính thức của Liên minh Hợp tác xã quốc tế từ năm 1988, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Hợp tác xã quốc tế (CoopsDay), nhằm giới thiệu về phong trào Hợp tác xã quốc tế, khẳng định vai trò, vị thế và những đóng góp quan trọng của Hợp tác xã Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng cộng đồng phát triển và tiến bộ của đất nước.

Theo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, phong trào hợp tác xã quốc tế có cách đây gần 2 thế kỷ, có vai trò, vị thế và đóng góp to lớn trong phát kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Liên minh Hợp tác xã quốc tế là tổ chức lớn nhất đại diện cho phong trào hợp tác xã trên toàn thế giới với gần 3 triệu hợp tác xã, gần 1,2 tỷ thành viên của hơn 100 nước trên hành tinh, đảm bảo được đời sống cho hơn một nửa dân số thế giới.

{keywords}
Việt Nam có hơn 20 hợp tác xã với doanh thu trung bình của mỗi hợp tác xã đạt 3,9 tỷ đồng/năm

Chỉ tính riêng 300 hợp tác xã lớn nhất trên thế giới đã tạo ra việc làm cho ít nhất 280 triệu người, có doanh thu đạt khoảng 2,1 nghìn tỷ USD, tương đương với GDP của nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới như Italy.

Theo Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã quốc tế Ariel Guarco, đến nay, không có phong trào kinh tế, xã hội và chính trị nào trên thế giới mà tuổi đời chưa đến 200 năm lại có thể phát triển vững mạnh như phong trào Hợp tác xã quốc tế. Nhưng sự tăng trưởng không phải là điều quan trọng nhất. Mà hơn hết, các Hợp tác xã là địa chỉ tiêu thụ, sản xuất và sử dụng các nguồn lực của trái đất một cách thân thiện với môi trường và vì sự phát triển của con người và cộng đồng.

Tại Việt Nam, Đến nay, với số lượng trên 20 nghìn hợp tác xã, hơn 93 nghìn tổ hợp tác và gần 60 liên hiệp hợp tác xã, khoảng 13 triệu thành viên, tạo việc làm cho hơn 30 triệu người, khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã của Việt Nam đã đóng góp đáng kể trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn với các loại hình phát triển đa dạng, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế - xã hội gắn với chuỗi giá trị, đóng góp quan trọng vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập của người dân, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bao trùm, kinh tế chia sẻ ở địa bàn nông thôn.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức đại diện cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các thành viên tự nguyện, đóng vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế hợp tác tại Việt Nam, trong gần 30 năm qua đã tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác phát triển của Liên minh Hợp tác xã quốc tế, Liên minh Hợp tác xã quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

B.H