Hàng loạt dự án đầu tư du lịch, bất động sản ở TP. Nha Trang, Khánh Hòa gần như phải tạm ngừng cả năm nay. Tình huống này khiến cho nhiều DN đang gặp phải khó khăn.

Chồng cũ HH Diễm Hương: Đinh Trường Chinh, ông chủ dự án 'trong mơ'

Những dự án dang dở 'dính dáng' ông Trần Bắc Hà

Bất ngờ vì đình trệ

Ông Phạm Văn Chi, nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa, mới đây chia sẻ về một trường hợp, Công ty xây dựng Khánh Hòa có dự án xây dựng một khu chung cư tại vị trí trạm trộn bê tông trong thành phố. Ban đầu, tỉnh đã đồng ý, nhưng sau đó, TP. Nha Trang muốn hoán đổi, dành vị trí dự án này để di dời trường học phổ thông từ ngoại thành vào nội đô. Thay vào đó, công ty sẽ xây chung cư ở địa điểm cũ của trường.

"Thế nhưng, dự án này bị đình trệ hoàn toàn cả năm nay vì chủ trương không được triển khai. Đến giờ, bãi đất trống thì vẫn là bãi đất trống, trường cũ cũng không được xây mới, rất thiệt cho doanh nghiệp", ông Chi kể.

{keywords}
 Khu đô thị Vĩnh Hòa.

Một trường hợp khác là Công ty CP Khách sạn Bến Du thuyền. Năm 2015-2016, tỉnh Khánh Hòa đã ký hai hợp đồng BT đổi lại tỉnh giao đất, cho thuê đất để công ty triển khai Dự án Trung tâm Bến Du thuyền Hoàng gia.

Thế nhưng, dự án đã xong từ năm 2014 và bàn giao cho tỉnh sử dụng từ tháng 4 năm nay, tiền thuê sử dụng đất đã nộp đầy đủ thì các hợp đồng BT này vẫn chưa được quyết toán. Thực tế này khiến DN dường như mắc kẹt. Trong khi đó, tỉnh có ý kiến đòi thu hồi lại một phần đất đã giao, tính lại giá đất tại thời điểm này.

Đại diện công ty này bày tỏ chỉ mong muốn có một cuộc họp do UBND tỉnh chủ trì, có sự tham dự của các Sở, ngành liên quan để nghe nhà đầu tư trình bày quan điểm, kiến nghị của mình, từ đó thống nhất phương án giải quyết hợp lý và công bằng.

Theo phản ánh của nhiều DN, các nhà đầu tư ở có dự án ở khu vực núi Cô Tiên cũng đang sốt ruột với tỉnh. Nhiều dự án được phê duyệt 1/500 từ giai đoạn năm 2015 trở về trước hiện nay vẫn chỉ là những mảnh đồi hoang vì tỉnh còn mới chỉ dừng ở quy hoạch 1/2000 ở khu vực này suốt từ đầu năm, chưa biết bao giờ mới ký ban hành.

Đại diện Công ty bất động sản Phúc An chia sẻ, sự đình trệ này khiến các dự kiến đầu tư kinh doanh bị lỡ dở.

Siết chặt nhưng đừng để ngưng trệ

Mới đây, ngày 23/11, UBND tỉnh có Công văn 12143 gửi một loạt các sở, ngành yêu cầu siết chặt quản lý các dự án đầu tư du lịch ngoài ngân sách.

{keywords}
 

Ngoài rà soát, tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và đầu tư giám sát chặt việc thay đổi, điều chỉnh đăng ký kinh doanh, điều chỉnh cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án. Trước khi giải quyết các thủ tục trên cho doanh nghiệp thì Sở phải lấy ý kiến các bên liên quan rồi báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo.

Ông Nguyễn Đức Minh, Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), đánh giá, yêu cầu hồ sơ đề nghị thay đổi đăng ký doanh nghiệp cần được lấy ý kiến các bên liên quan và báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến là không trái luật, nhưng trên thực tiễn, thực hiện quy định này thì rất khó để đúng luật.

Luật Doanh nghiệp và Nghị định về 78 về đăng ký doanh nghiệp quy định thời hạn giải quyết thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp chỉ có 3 ngày. Nếu khi làm thủ tục hành chính này mà còn phải lấy ý kiến các cơ quan liên quan và báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến thì chắc chắn không thể đáp ứng thời hạn luật định.

"Về nguyên tắc, việc chuyển nhượng sở hữu phần vốn góp, cổ phần trong doanh nghiệp là tự do, trừ một số trường hợp vô cùng hãn hữu bị pháp luật hạn chế theo Luật cạnh tranh, Luật Tổ chức tín dụng, hoặc khi người mua là cán bộ, công chức và một số trường hợp khác. Việc đưa ra bất kỳ một lý do nào khác, mà luật không cho phép, để từ chối thay đổi đăng ký doanh nghiệp là trái luật", ông Minh phân tích.

UBND tỉnh Khánh Hoà có thể lo ngại các dự án "chậm tiến độ, vi phạm hoặc đang bị xử lý vi phạm" được chuyển nhượng để siết chặt. Tuy nhiên, theo ông Đức, "kể cả trong trường hợp doanh nghiệp sở hữu dự án bị bán cho người khác, pháp luật vẫn cung cấp đầy đủ công cụ để quy trách nhiệm cho người gây ra vi phạm".

Lý giải thêm về vấn đề này, nguyên Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa, ông Phạm Văn Chi, bày tỏ, tỉnh yêu cầu dừng hết cả chuyện điều chỉnh đông sáng lập, thành viên góp vốn, chuyển nhượng dự án mà lại là dự án vốn ngoài quốc doanh là không chuẩn.

"Doanh nghiệp thiêu vốn, cần tăng cổ đông, dự án họat động, có lãi thì có lời cho địa phương. Giờ như vậy, các dự án gặp khó hết", ông Chi nói.

Ông Phạm Văn Chi cho rằng, dự án nào sai thì dừng, dự án nào đúng thì phải cho làm để cho nền kinh tế chạy. Nguyên tắc của nền hành chính là không được dừng. Siết chặt nhưng không để ngưng trệ".

Phạm Huyền

Hàng loạt dự án BOT, BT vào tầm ngắm Kiểm toán Nhà nước

Hàng loạt dự án BOT, BT vào tầm ngắm Kiểm toán Nhà nước

Các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải; các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (BOT, BT) nằm trong kế hoạch kiểm toán.

Số phận đắng chát của dự án 'mộng mơ' 1,5 tỷ USD

Số phận đắng chát của dự án 'mộng mơ' 1,5 tỷ USD

Năm 2010, Phú Thọ “gây sốc” khi cấp phép cho một dự án khu đô thị, có sân golf với vốn đầu tư tới 1,5 tỷ USD. Nhưng thực tế lại đầy chán chường.