Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận hiện ở một số địa phương vẫn còn nhiều dự án không được triển khai, gây lãng phí nguồn lực và khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng đất...

Cảnh giác trước chiêu gắn mác nhà đất 'vỡ nợ', 'ly dị' của cò đất

Quyết thu hồi 5.000m2 đất vàng: Sai phải sửa, kể cả bị kiện ra toà

Đó là thông tin được nêu trong văn bản trả lời cử tri của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cụ thể, cử tri tỉnh Ninh Bình phản ánh tình trạng doanh nghiệp lập dự án, nhận đất nhưng không triển khai mà chuyển nhượng dự án ăn chênh lệch gây lãng phí nhưng không được xử lý, đề nghị các cơ quan chức năng cần phải rà soát, xem xét lại quy hoạch sử dụng đất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.

Hồi âm cử tri, Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận hiện nay ở một số địa phương vẫn còn nhiều dự án không được triển khai thực hiện, gây lãng phí nguồn lực và khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng đất. Kết quả rà soát tại 5 thành phố lớn và các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu đã xác định được 1.489 dự án chậm triển khai với tổng diện tích đất là 20.186 ha (chưa kể 98 dự án tại Hà Nội chưa tổng hợp được diện tích).

{keywords}
 

Theo cơ quan quản lý nhà nước, thực trạng nêu trên là do năng lực của nhà đầu tư yếu kém nên nhiều dự án sau khi được giao, cho thuê đất không được thực hiện. Chất lượng dự báo trong quy hoạch chưa cao nên diện tích đất quy hoạch cho từng dự án, công trình không phù hợp với nhu cầu sử dụng đất, một số dự án khi triển khai bị kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đầu tư của chủ dự án.

Lý do nữa là chế tài xử lý đối với dự án đầu tư đã được giao đất, thuê đất nhưng không được sử dụng, chậm tiến độ còn có những hạn chế, khó xử lý, chưa thống nhất giữa quy định của Luật Đất đai (điều 64) và Luật Đầu tư (điều 48). Quy định về điều kiện chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư của Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản và quy định việc sử dụng đất đối với trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư chưa chặt chẽ.

Cơ quan trả lời kiến nghị cử tri cho biết, để giải quyết tình trạng nêu trên, Luật Đất đai đã quy định chế tài xử lý đối với các dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc sử dụng đất chậm so với tiến độ (điểm i khoản 1 điều 64). Thủ tướng đã ban hành chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2018 về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 1171 ngày 13/3/2018 yêu cầu ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát, các dự án, công trình chậm đưa đất vào sử dụng.

Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường và ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với các dự án đầu tư chậm đưa đất vào sử dụng; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cơ chế xử lý đối với các dự án đầu tư chậm tiến độ để đảm bảo phù hợp giữa quy định của Luật đất đai với Luật đầu tư.

Giải pháp tiếp theo là quy định về điều kiện chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư của Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản và quy định việc sử dụng đất đối với trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư. Quy định rõ trách nhiệm và xử lý người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để xảy ra tình trạng không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng gây lãng phí và bức xúc trong dư luận.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các trường hợp không đưa đất vào sử dụng, đối với các trường hợp chậm tiến độ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, văn bản trả lời nêu rõ.

Cũng liên quan đến các bất cập trong quản lý đất đai, cử tri Thành phố Đà Nẵng phản ảnh, hiện nay có tình trạng các nhà đầu tư trong nước có tiềm lực thực hiện việc tích tụ đất thông qua việc mua đất làm dự án nhưng thực chất họ làm gì thì không thể quản lý hết được.

Vấn đề này dễ dẫn đến sự bất ổn trong việc quản lý đất đai, nguy cơ dẫn đến bong bóng bất động sản... Kiến nghị của cử tri là nên xem xét quy định theo hướng giới hạn hạn mức đất đai mà các nhà đầu tư, các cá nhân được công nhận quyền sử dụng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời, theo quy định tại điều 52 Luật Đất đai thì việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, nhu cầu sử dụng đất của dự án được xác định trên cơ sở dự án đầu tư và theo đơn đề nghị của chủ đầu tư; pháp luật về đất đai không quy định hạn mức sử dụng đất theo dự án, cơ quan quản lý về đất đai nhấn mạnh.

Văn bản trả lời cũng giải thích, theo quy định tại điều 170 Luật Đất đai thì người sử dụng đất có nghĩa vụ phải thực hiện kê khai đăng ký đất đai và thực hiện đầy đủ các thủ tục khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định. Mặt khác, điều 208 Luật Đất đai cũng đã có quy định về trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đặc biệt là trách nhiệm của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã.

Do vậy, Bộ cho rằng việc không nắm được tình hình sử dụng đất của các nhà đầu tư, trước hết cần phải kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định.

(Theo VnEconomy)

Bị em kiện vì cho đất mà… không cho bán

Bị em kiện vì cho đất mà… không cho bán

Anh trai cho em gái đất nhưng lại kèm theo điều kiện chỉ được ở vĩnh viễn từ đời con sang đời cháu, không được bán. Tòa đã hủy điều kiện tréo ngoe này vì trái pháp luật về đất đai...

Trung Quốc thuê đất Lào, Campuchia sản xuất: Thế mạnh Việt Nam lao đao

Trung Quốc thuê đất Lào, Campuchia sản xuất: Thế mạnh Việt Nam lao đao

Không chỉ tăng quy mô đàn lợn, Trung Quốc còn mở rộng diện tích trồng thanh long, dưa hấu để chủ động nguồn cung, thậm chí còn sang Lào, Campuchia thuê đất trồng rồi xuất ngược về nước.