Tăng trưởng GDP quý II thấp hơn quý I nhưng vẫn giúp cho tăng trưởng 6 tháng tăng 7,08%. Tuy nhiên, lạm phát lại có dấu hiệu tăng mạnh trong những tháng gần đây, đòi hỏi phải đặc biệt chú ý.

Số liệu công bố ngày 29/6 của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2018 ước tính tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 7,45%; quý II tăng 6,79%).

Tổng cục Thống kê nhấn mạnh đây là mức tăng cao nhất của 6 tháng kể từ năm 2011 trở về đây, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong việc Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2018.

Trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,93%, đóng góp 9,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,07%, đóng góp 48,9%; khu vực dịch vụ tăng 6,90%, đóng góp 41,4%.

{keywords}
tang-truong.jpg

Điểm đáng chú ý là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng 6 tháng năm nay cao nhất trong giai đoạn 2012-2018. Trong đó ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 3,28%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm vào tốc độ tăng của tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Ngành thủy sản đạt kết quả khá tốt với mức tăng 6,41%, cũng là mức tăng trưởng cao nhất 8 năm qua, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp tăng 5,12%, cao hơn mức tăng 4,31% của cùng kỳ năm trước nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên đóng góp 0,04 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, lạm phát là điều cần lưu ý trong 6 tháng đầu năm và những tháng cuối năm.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2018 tăng 0,61% so với tháng trước, là tháng Sáu có CPI tăng cao nhất trong 7 năm qua. Có tới 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng cao nhất 1,08%, chủ yếu do nhóm thực phẩm tăng 1,75% trong khi nhóm lương thực giảm 0,45%. Nhóm giao thông tăng 1,04% do giá xăng dầu tăng 2,38%.

CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 3,29% so với bình quân cùng kỳ năm 2017 (mục tiêu Quốc hội đặt ra là dưới 4%); CPI tháng 6/2018 tăng 2,22% so với tháng 12/2017 và tăng 4,67% so với cùng kỳ năm trước.

L.Bằng

Lập kỷ lục 10 năm, quốc tế đồng loạt viết lại con số về Việt Nam

Lập kỷ lục 10 năm, quốc tế đồng loạt viết lại con số về Việt Nam

Sau kỷ lục tăng trưởng kinh tế cao nhất 10 năm, với các nền tảng phát triển được thiết lập ổn định, môi trường kinh doanh được cải thiện... các tổ chức quốc tế đã đồng loạt thay đổi dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Giữ lửa cải cách: Khát vọng 'con hổ kinh tế mới' của châu Á

Giữ lửa cải cách: Khát vọng 'con hổ kinh tế mới' của châu Á

Để đất nước tiến lên cần chú trọng vào “thể chế, thể chế và thể chế”. Thể chế phải làm sao thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước, phát triển nhanh và bền vững.

Vượt Thái Lan: Thế mạnh số 1 Việt Nam làm điều chưa từng có

Vượt Thái Lan: Thế mạnh số 1 Việt Nam làm điều chưa từng có

Trong tháng 6/2018, giá gạo Việt xuất khẩu cao hơn hẳn so với giá gạo xuất khẩu của Thái Lan, Ấn Độ.

'Vũ khí' nhạy cảm của Trung Quốc: Thế giới nín thở, Việt Nam thủ thế

'Vũ khí' nhạy cảm của Trung Quốc: Thế giới nín thở, Việt Nam thủ thế

Cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ ngày càng căng thẳng. Trong khi đó, Trung Quốc đang tung một thứ “vũ khí” nhạy cảm. Áp lực đối với thị trường tài chính toàn cầu vốn đã rất lớn, giờ tăng vọt.

Riêng điểm này, Việt Nam đang nổi lên để vượt Thái Lan

Riêng điểm này, Việt Nam đang nổi lên để vượt Thái Lan

Thái Lan là lựa chọn số một của người Hàn Quốc khi đi du lịch tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện Đà Nẵng - Việt Nam đã nổi lên là điểm đến số một, đẩy Thái Lan xuống vị trí thứ hai