Nhiều đại gia hàng đầu của Hàn Quốc theo chân người Nhật tháo chạy khỏi Trung Quốc khi đối mặt với làn sóng tẩy chay kéo dài. Thị trường 1 tỷ dân là một quyền lực vô đối của đất nước có dân số đông nhất thế giới. Đó thực sự là 1 tiềm năng lớn mà các tập đoàn lớn thèm muốn nhưng cũng là 1 vũ khí lợi hại khiến các đại gia lo sợ.

Dính đòn kinh tế

Trong hơn 1 năm qua, Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc chịu rất nhiều tổn thất nặng nề do căng thẳng chính trị giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhiều khả năng, tập đoàn đa ngành hàng đầu của xứ sở Kim Chi sẽ phải bán các trung tâm thương mại tại Trung Quốc, đẩy nhanh tiến trình rút lui hoàn toàn khỏi nền kinh tế tỷ dân, quy mô kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Theo hãng tin Bloomberg, nhà bán lẻ khổng lồ Hàn Quốc đã đồng ý bán hầu hết các chuỗi siêu thị tại Trung Quốc khi thua lỗ ngày một tăng cao sau hơn một năm chống đỡ với làn sóng tẩy chay hàng hóa, dịch vụ của Hàn Quốc tại Trung Quốc.

Lotte bị xem là tâm điểm của chiến dịch trả đũa mà Trung Quốc nhằm vào các công ty Hàn Quốc sau khi chính phủ Hàn Quốc cho phép Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD nhằm chống lại Triều Tiên hồi đầu năm 2017. 

{keywords}
 

Bloomberg cho hay, một nhánh khác của Lotte là công ty sản xuất bánh kẹo Lotte Confectionery cũng đang xem xét lại hoạt động kinh doanh tại đây.

Trong năm 2017, doanh thu của các trung tâm mua sắm Lotte tại Trung Quốc tụt giảm mạnh, khiến Lotte thua lỗ tại thị trường tỷ dân. Tập đoàn này thậm chí còn bị tẩy chay tại ngay ở Hàn Quốc do du khách ít ghé thăm các khách sạn và cửa hàng miễn thuế khi đi du lịch.

Trước đó, hồi giữa năm 2017, hãng xe hàng đầu Hàn Quốc Hyundai Motor cũng chứng kiến doanh số sụt giảm hàng chục phần trăm tại thị trường Trung Quốc. Hyundai đã quyết định dừng sản xuất ôtô ở Trung Quốc sau khi bị do bị tẩy chay và các nhà cung cấp địa phương từ chối cung cấp phụ tùng cần thiết với lý do không nhận được thanh toán.

Huyndai Motor, Lotte và Kia không phải là những doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên chịu áp lực tẩy chay từ thị trường Trung Quốc. Hồi năm 2012, Toyota cũng chứng kiến doanh số sụt giảm mạnh tại Trung Quốc bởi làn sóng tẩy chay hàng Nhật trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh.

Năm 2011, Trung Quốc cũng đã cấm du lịch theo đoàn tới Nhật Bản gần một năm sau khi tranh chấp vấn đề chủ quyền biển đảo mà Tokyo gọi là Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, lên cao. 

{keywords}
 

Bám trụ và giảm phụ thuộc thị trường Trung Quốc

Với sức mạnh tỷ dân, Trung Quốc từng tẩy chay KFC sau khi bị quy là tượng trưng cho những lợi ích của Mỹ, KFC trở thành mục tiêu của một chiến dịch tẩy chay tại Trung Quốc. Nước này cũng từng tẩy chay hàng Nhật sau vụ sách giáo khoa lịch sử Nhật, rồi tẩy chay tập đoàn bán lẻ Carrefour của Pháp năm 2008.

Vài năm trước, Trung Quốc là thị trường chính mang tới 25% doanh thu cho Hyundai. Các nhà máy ở Trung Quốc của Hyundai có khả năng sản xuất tới 1,35 triệu xe trong một năm. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi nhanh chóng.

Lotte cũng chứng kiến doanh thu tụt giảm hàng chục phần trăm và đã trải qua khoảng thời gian khoảng một năm rưỡi khó khăn chưa từng có. Nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, LG,... cũng bị gây khó dễ khi hoạt động tại Trung Quốc.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lớn từ các nước và vùng lãnh thổ khác cũng đbị ảnh hưởng tiêu cực do tác động từ các vấn đề chính trị. Chẳng hạn, xuất khẩu của Đài Loan vào Trung Quốc sụt giảm mạnh từ mức 40% tổng doanh thu xuất khẩu.

Chính vì thế, gần đây, không ít tập đoàn lớn tại Hàn, Nhật,... đã rút bớt hoạt động sản xuất kinh doanh tại Trung Quốc và chuyển sang một số thị trường khác trong đó có Việt Nam, Ấn Độ. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra trong thời gian gần đây cũng có thể khiến nhiều doanh nghiệp Mỹ tìm tới các thị trường khác trong khu vực.

Nhiều tập đoàn đã rót nguồn vốn lớn vào Việt Nam như Huyndai, LG, Intel, Nokia - Microsoft, Canon, Sony, Posco, Doosan, Kumho Asiana,... Trong đó, một số tập đoàn thậm chí tính tới phương án chuyển đại bản doanh sản xuất toàn cầu về Việt Nam. 

{keywords}
 

Lotte gần đây cân nhắc mở thêm cửa hàng tại các thành phố chủ chốt ở Việt Nam. Các công ty như Samsung và Lotte Group đang dẫn đầu làn sóng đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam, từ chỗ tập trung vào những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, chuyển dần sang những lĩnh vực cao hơn như sản xuất hàng điện tử, dịch vụ và bán lẻ.

Những chiến dịch tẩy chay đối với hàng hóa và doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc đã khiến nhiều tập đoàn nước ngoài gặp khó khăn và phải tìm cách rời bỏ Trung Quốc. Tuy nhiên, đây được xem không phải là một giải pháp tốt và môi trường kinh doanh của nền kinh tế số hai thế giới sẽ kém đi.

Dòng vốn ngoài có thể tiếp tục ồ ạt tháo chạy khỏi Trung Quốc và đặc biệt nghiêm trọng khi đồng Nhân dân tệ lần thứ hai rơi vào cú sốc giảm giá mạnh trong vài tháng gần đây, giống như cú sốc hồi tháng 8/2015. Cuộc chiến thương mại với Mỹ có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Trong cuộc chiến Mỹ - Trung, Hàn Quốc vẫn sẽ là một trong những nền kinh tế chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Nhưng gần đây các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã tìm thấy một vài miền đất hứa, trong đó có Việt Nam và Ấn Độ.

Gần đây, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và phu nhân đã có chuyến thăm chính thức đến Ấn Độ để tìm kiếm một thị trường lớn như Trung Quốc. Đây là một bước ngoặt, hướng tới việc khởi động Chính sách hướng Nam của Hàn Quốc. Ông Moon cũng đã có chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 3. Đây được xem là một biểu hiện nữa của chính sách hướng Nam, tăng cường kết nối với các thành viên ASEAN, tránh những cú sốc có thể xảy ra từ các nền kinh tế lớn.

M. Hà

Đại gia hào phóng buông ngàn tỷ đỡ nhà Cường đôla lúc đen đủi, cạn tiền

Đại gia hào phóng buông ngàn tỷ đỡ nhà Cường đôla lúc đen đủi, cạn tiền

Doanh nghiệp nhà ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô-la) tiếp tục gây sốc, chưa thoát vòng xoáy đen đủi và vẫn đang phải sống nhờ vào lòng hảo tâm hiếm có của các đại gia hào phóng liên quan tới ban lãnh đạo QCG.

'Khúc gỗ' đen đủi Trường Thành khiến đại gia Mai Hữu Tín đau đớn

'Khúc gỗ' đen đủi Trường Thành khiến đại gia Mai Hữu Tín đau đớn

Doanh nghiệp của ông trùm một thời trong ngành thủy sản Dương Ngọc Minh, người tình tin đồn của Mỹ Tâm thoát khỏi tình trạng thua lỗ sau khi bán đất, bán công ty con. Trong khi đó, Gỗ Trường Thành tiếp tục đau đớn vì lỗ khủng.

Vỡ mộng xây tòa tháp cao nhất, vị đại gia này vẫn là ông trùm đáng nể

Vỡ mộng xây tòa tháp cao nhất, vị đại gia này vẫn là ông trùm đáng nể

Đại gia giàu nhất một thời Đặng Thành Tâm trúng mánh lớn sau thương vụ xảy ra vào thời điểm ông trở thành “diễn viên đóng thế” bất đắc dĩ. Giấc mộng tòa tháp 100 tầng không thành nhưng ông Tâm vẫn là ông trùm BĐS công nghiệp.

Mất 10.000 tỷ đồng, kỷ lục đau đớn nhất Đông Nam Á của đại gia Việt

Mất 10.000 tỷ đồng, kỷ lục đau đớn nhất Đông Nam Á của đại gia Việt

Đại gia số 1 Việt Nam Nguyễn Bá Dương bất ngờ lộ kế hoạch M&A khủng sau khi ghi nhận kỷ lục khu vực Đông Nam Á. Cú đau mất 10.000 tỷ đồng cũng dần lắng dịu.