“Nếu bạn cố chờ đợi đến lúc sẵn sàng, bạn sẽ phải chờ đợi đến hết cuộc đời” - Rebecca Liebman, một trong Top 30 Under 30 năm 2016 do Forbes đề cử, chia sẻ.

Không cần chờ ‘đủ’ mới khởi nghiệp

Liebman cho biết thêm, khi cô bắt đầu gây dựng LearnLux, startup giáo dục về tài chính cá nhân, cô không có tiền, không có thời gian, cũng không có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Rất nhiều người đã khuyên cô nên chờ đến khi tích lũy đủ kinh nghiệm, rảnh rỗi hơn và có một số vốn nhất định.

Nhưng tôi không làm thế. Có thể năm tới bạn sẽ có đủ những thứ đó, nhưng cũng có thể bạn phải trì hoãn thêm nhiều năm. Không bao giờ có một thời điểm hoàn hảo để bắt đầu.” - Liebman nói.

Chuyên gia tư vấn của cộng đồng doanh nhân MobiBiz.vn nhận định rằng trên thực tế, không phải ai cũng có đủ những nguồn lực cần thiết khi bắt đầu kinh doanh. Ghi nhận từ Góc tư vấn của trang này cho thấy phân nửa câu hỏi gửi về mỗi tháng là của các startup trẻ tuổi, thậm chí là cử nhân vừa tốt nghiệp. Không kể đến vốn, đôi khi họ còn làm những thứ tưởng như vượt ngoài hiểu biết của bản thân.

Tuy nhiên, những bất lợi đó chưa chắc đã là lí do để trì hoãn việc khởi nghiệp. Trường hợp của Arianna Huffington, nhà sáng lập The Huffington Post, là một minh chứng điển hình cho việc “khởi nghiệp không cần chờ đợi”. Ít ai biết rằng bà chủ của tạp chí nổi tiếng từng gặp nhiều vấn đề về diễn đạt trong các bài viết của mình. Cuốn sách của bà từng bị 36 nhà xuất bản từ chối.

Câu chuyện gần tương tự cũng xảy ra với những người sáng lập Airbnb. Hai nhà thiết kế trẻ tuổi không có đủ tiền để thuê phòng trọ, chưa từng làm việc trong ngành dịch vụ lưu trú đã làm nên một startup trị giá 25 tỉ đô đủ sức đe dọa cả các khách sạn truyền thống.

{keywords}

Không có thời điểm nào là hoàn hảo để bắt đầu nên không nhất thiết phải chờ “đủ” mới làm khởi nghiệp - Ảnh minh họa

Từ ý tưởng đến quá trình bổ sung kiến thức

Song, các chuyên gia nhấn mạnh rằng “không chờ đợi” không đồng nghĩa với việc “liều lĩnh thiếu cơ sở”. Về cơ bản, startup cần bắt đầu bằng một ý tưởng thực tế, tập hợp được một nhóm cộng sự nhiệt huyết, sau đó thường xuyên bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng và tự tạo kinh nghiệm.

Đặc biệt, với kinh nghiệm, nếu chưa từng làm việc trong ngành đang kinh doanh, cách nhanh nhất là tìm lời khuyên từ chuyên gia hay những doanh nghiệp đi trước, kể cả thành công hay thất bại.

Hiện nay, nhiều cộng đồng dành cho startup đang hoạt động khá sôi nổi từ online như MobiBiz.vn, các hội nhóm trên facebook… đến offline như các sự kiện của Startup Việt Nam, VSV, Startup Grind… nên cơ hội để giao lưu và trao đổi với những doanh nghiệp khác rất rộng mở.

Thậm chí, nhiều hội nhóm của khách hàng mục tiêu cũng là nơi tìm kiếm lời khuyên hiệu quả.

Mai H., chủ một thương hiệu bánh bao tại Hà Nội, cho biết cửa hàng của H. rất nhỏ và cũng đã hoạt động được 3 năm nhưng đến nay H. vẫn chưa yên tâm vì mỗi ngày lại có thêm nhiều đầu việc phát sinh. H. cho biết, ban đầu, cô chỉ nghĩ đơn giản là mình có công thức làm bánh độc đáo, có sản phẩm tốt, thu hút khách là được. Song, khách hàng đông lên kéo theo những áp lực về quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ bán và giao hàng, quản lý nhân viên…

Những ngày đầu, mình chỉ đọc tài liệu trên mạng, xin tư vấn từ gia đình, bạn bè, những người quen nhưng càng về sau vấn đề càng phức tạp, mình phải tìm đến mọi người có thể, thậm chí là cả những người không kinh doanh ẩm thực. Hiện tại, ngoài tham gia 2 cộng đồng về khởi nghiệp và thường xuyên đi dự các sự kiện networking, mình còn hoạt động tích cực trong một số nhóm nội trợ. Dù không phải doanh nhân, các thành viên ở đây vẫn cho mình nhiều lời khuyên hữu ích để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ” - H. nói.

Doãn Phong