Hàng nghìn tỷ đồng rót vào hạ tầng giao thông Nam TP.HCM. Riêng trong năm 2018, một số công trình sẽ đi vào hoạt động hoặc rục rịch khởi công sẽ giúp khu Nam khơi dòng giao thông, kết nối dễ dàng đến khu vực trung tâm và liên vùng.

Ồ ạt dự án nghìn tỷ

Ngay từ đầu năm 2018, thành phố đã đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường trọng điểm kết nối khu Nam với trung tâm thành phố như dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 nối quận 2 với quận 7 dài gần 2,2km với tổng mức đầu tư của dự án là 5.254 tỷ đồng. Dự án xây dựng đường trục Bắc - Nam đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu công nghiệp Hiệp Phước có tổng mức đầu tư dự kiến là 4.000 tỷ đồng.

Hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ dự kiến sẽ khởi công trong tháng 3/2018 với số vốn 2.600 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cầu Rạch Đỉa, cầu Long Kiểng trên đường Lê Văn Lương sẽ khởi công vào tháng 6/2018 tới.

Khu Nam Sài Gòn còn có các dự án xây dựng cầu Nguyễn Khoái nối dài từ Quận 4 qua Quận 7, cầu Phước Khánh, cầu Bình Tiên, cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh.

{keywords}

Cao tốc Bến Lức - Long Thành đang khẩn trương thi công 3 gói thầu cuối

Tuyến Metro số 4 với tổng vốn đầu tư 97,000 tỷ đồng kết nối kết nối Khu Nam với các quận trung tâm là cũng đang được lên phương án thi công.

Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cũng cho biết thêm, hiện đơn vị này đang khẩn trương thi công ba gói thầu cuối của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành để đưa dự án này vào hoạt động đầu năm 2020.

Tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57,1 km. Trong đó, 4,89 km đường cao tốc đi qua tỉnh Long An gồm hai huyện Bến Lức và Cần Giuộc, 24,92 km đi qua TP.HCM gồm huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, và 27,28 km đi qua tỉnh Đồng Nai gồm hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành

Chưa dừng lại ở đó, khu Nam mới tiếp nhận thêm dự án thi công đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức- Hiệp Phước. Chiều dài toàn tuyến khoảng 35,8km, đi qua các địa phương gồm tỉnh Long An dài 32km (huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc), TP.HCM dài 3,8km đi qua huyện Nhà Bè. 

Sau khi hoàn thành tuyến đường sẽ có 8 làn xe cao tốc, 4 làn đường đô thị và vỉa hè hai bên, bề rộng 74,5m. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 6.707 tỷ đồng. Hiện nay dự án đang trong quá trình giải phóng mặt bằng. Dự kiến đi vào sử dụng sau 3 năm thi công

“Điểm nóng” Quốc lộ 50 và đường song hành Quốc lộ 50

Với vị trí chiến lược khi tiếp giáp TPHCM, sở hữu mạng lưới giao thông đường thủy thuận tiện, sở hữu cảng Quốc tế Long An, trải dài trên mặt tiền QL 50, nằm giữa hai tuyến đường quan trọng nhất của khu vực miền nam là cao tốc Bến Lức - Long Thành và đường Vành đai 4, huyện Cần Giuộc được xác định có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triên kinh tế của vùng đô thị phía Nam.

Tầm nhìn đến năm 2030, thị trấn Cần Giuộc trở thành đô thị loai III và là hạt nhân chiến lược của vùng đô thị TPHCM. Do đó, những năm gần đây,  ngoài đẩy mạnh đầu tư hạ tầng ở trung tâm, nguồn vốn đang có sự dịch chuyển ra các khu vực vùng ven khu Nam như huyện Cần Giuộc nhằm tạo đòn bẩy phát triển tỉnh Long An và ĐBSCL.

Điển hình trong số đó phải kể đến việc đầu tư nâng cấp tuyến Quốc lộ 50. Tuyến đường có tổng chiều dài 88km bắt đầu từ cầu Nhị Thiên đường Quận 8, nối thẳng tới trung tâm thị trấn Cần Giuộc, qua huyện Cần Đước và kết thúc tại tỉnh Tiền Giang.

Đặc biệt, QL 50 cắt ngang qua 2 tuyến quan trọng nhất của toàn khu vực phía Nam là cao tốc Bến Lức - Long Thành và đường Vành Đai 4. Do đó, QL 50 được xác định có vai trò trọng yếu trong việc khơi dòng giao thông từ các tỉnh ĐBSCL về TP.HCM.

Xác định tầm quan trọng của tuyến đường, hiện nay, UBND TP.HCM đang trong quá trình giải tỏa mặt bằng để nâng cấp mở rộng QL 50 đoạn từ TP.HCM kết nối đến Cần Giuộc. Việc hoàn thành nâng cấp mở rộng QL 50 có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của khu vực phía Nam, đặc biệt là huyện Cần Giuộc. Trước đó, đoạn tuyến Quốc lộ 50 qua địa bàn các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và các cầu bắc qua sông Mỹ Lợi, Cổ Chiên đã được đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác.

{keywords}

Toàn cảnh mạch giao thông khu Nam TP.HCM

Do luồng hàng hóa từ khu vực các khu công nghiệp, cảng Long An, Tiền Giang đi TP.HCM đang tăng nhanh. Đồng thời, sự hình thành các khu đô thị mới phía Nam Thành phố, dọc theo QL50 và khu đô thị vệ tinh của TPHCM là Cần Giuộc nên lưu lượng giao thông trên QL 50 đang trong tình trạng quá tải.  Vì vậy, bên cạnh việc nâng cấp QL 50, UBND TP.HCM cũng đang lên phương án làm đường song hành QL 50.

Tuyến đường có tổng chiều dài tuyến khoảng 8,6 km bắt đầu từ đường Phạm Hùng Quận 8 kết nối trực tiếp tới khu vực thị trấn Cần Giuộc. Vận tốc thiết kế đạt 80km/h, được thiết kế với 6 làn xe. Tuyến đường dự kiến sẽ thi công vào trước năm 2020 để giảm tải luồng hàng hóa từ Long An, Tiền Giang về TP.HCM, tăng cường năng lực giao thông, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Như vậy, với hàng nghìn tỷ đồng đang và sắp được đầu tư, mạng lưới giao thông khu vực Nam Sài Gòn và khu vực vùng ven như Cần Giuộc, Long An sẽ khơi dòng giao thông kết nối thẳng về trung tâm thành phố. Trong khi đó, các tỉnh ĐBSCL cũng được hưởng lợi lan tỏa nhờ kết nối thông qua khu vực Long An.

Tấn Tài