Từ trạng thái khó khăn về thanh khoản và nợ xấu ở mức cao, sau quá tình tái cơ cấu, Ngân hàng Quốc Dân (NCB) đã từng bước ổn định và khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các tổ chức tín dụng.

Chuyển nhà, thay tên, đổi chiến lược

Nhớ lại năm 2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố danh sách 9 tổ chức tín dụng yếu kém là SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Habubank, Tienphongbank, GP Bank, Navibank, TrustBank và Western Bank. Trong số này, hầu hết các ngân hàng tiến hành sáp nhập, hợp nhất, duy chỉ GPBank bị mua lại 0 đồng, còn lại hai ngân hàng tự tái cấu trúc là Navibank và TPBank. Quyết định tự tái cơ cấu của Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) lúc đó được nhiều chuyên gia đánh giá là táo bạo, như tiềm ẩn nhiều rủi do.

Đầu năm 2014, cái tên Navibank biến mất, thay vào đó là cái tên mới - Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), trụ sở chính của ngân hàng cũng “Bắc tiến” ra Hà Nội. Xác định rõ nguyên nhân chính dẫn đến việc ngân hàng phải tái cơ cấu chính là sự yếu kém của công tác quản trị, điều hành cũng như hệ thống quản trị rủi ro. Do đó, ngân hàng này đã bắt tay vào việc xây dựng mô hình quản trị hiện đại với sự tham gia của các cổ đông mới và các cán bộ quản lý, điều hành mới là những người có nhiều kinh nghiệm về quản trị ngân hàng, bên cạnh đó là tăng cường quản trị rủi ro thông qua việc triển khai một loạt các quy trình kiểm soát thông tin, giám sát, kiểm toán…

Chiến lược kinh doanh của NCB cũng được hoạch định lại. Thay vì phát triển dàn trải, NCB dựa vào thế mạnh chuyên biệt, đi vào thị trường ngách, cung cấp các gói dịch vụ tài chính ngân hàng được “may đo” vừa vặn cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ... dựa vào đối tượng khách hàng này để tạo lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Trên cơ sở xác định những phân khúc khách hàng và phân khúc thị trường "lõi", NCB đã phát triển các sản phẩm tương ứng làm cột trụ cho danh mục cho vay cá nhân như: cho vay mua nhà, xe, cho vay ưu đãi hộ kinh doanh…

Những “trái ngọt” đầu tay

Với việc đẩy mạnh tái cơ cấu, cùng sự quan tâm chỉ đạo của NHNN, hoạt động của NCB dần đi vào quỹ đạo ổn định sau mỗi năm.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2016 của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), tính đến cuối tháng 6.2016, tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 59 nghìn tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2015.

Kết quả kinh doanh của NCB trong những năm vừa qua khá tốt khi lợi nhuận tăng đều hơn 30% qua mỗi năm. Cụ thể với năm 2016 các mục tiêu đặt ra đã hoàn thành: Tổng tài sản đạt: 69,035 tỷ đồng, tăng 43,1% so với năm 2015, tăng gấp 2,5 lần so với trước khi Tái cấu trúc. Lợi nhuận thuần từ kinh doanh: 210 tỷ, tăng 90,9% so với năm 2015 tăng gấp 5 lần so với trước khi Tái cấu trúc. Huy động: 42,766 tỷ, tăng 24,9% so với năm 2015, tăng gấp 2,3 lần so với trước khi Tái cấu trúc. Cho vay: 25,352 tỷ, tăng 24,09% so với năm 2015, tăng gấp 2 lần so với trước khi Tái cấu trúc. Nợ xấu: dưới 2,07 % giảm 3 lần so với trước khi Tái cấu trúc

{keywords}

Trong năm 2016 NCB đã triển khai thành công thay đổi hệ thống công nghệ phần mềm lõi (core banking). Như chúng ta đều biết, core banking là điều kiện cần để hiện đại hóa hoạt động ngân hàng, mở ra khả năng xử lý đa dịch vụ với cơ sở dữ liệu tập trung, giúp đơn giản hóa và kiểm soát chặt chẽ các thao tác tác nghiệp. Đồng thời, cải thiện việc quản trị các thông tin khách hàng và sản phẩm; Hỗ trợ thao tác vận hành sẽ dễ dàng, thuận tiện, an toàn và bảo mật hơn… tất cả mọi dịch vụ, tiện ích đều hướng đến mục tiêu giúp khách hàng trải nghiệm một cách dễ dàng các dịch vụ của NCB.

NCB cũng vinh dự lọt vào Top 5 các ngân hàng uy tín tại địa phương như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Huế, Kiên Giang…

Theo lãnh đạo một ngân hàng cổ phần, để đảm bảo một TCTD tự tái cấu trúc thành công cần hội tụ đủ 3 yếu tố thực. Một là dòng tiền thực, hay vốn bằng tiền mặt được bơm vào ngân hàng. Thứ hai là cơ cấu sở hữu cổ đông và quản lý thực, không bị lợi ích nhóm của bất cứ cổ đông nào điều khiển và chi phối. Thứ ba là ban điều hành có năng lực thực, tâm huyết và dày dạn kinh nghiệm.

Bà Trần Hải Anh (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc Dân) chia sẻ: “Triển khai tái cơ cấu trong giai đoạn này là một áp lực lớn không chỉ với tôi, mà với toàn thể Hội đồng Quản trị, ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên ngân hàng. Nhưng có một tín hiệu tốt là nền kinh tế khó khăn đang dần được cải thiện, hồi phục dần, đã có những tín hiệu lạc quan ở thị trường bất động sản. Có thể kỳ vọng năm nay kinh tế vĩ mô sẽ tốt hơn, các doanh nghiệp sẽ hồi phục và có khả năng để trả nợ ngày một tốt hơn. Còn về lộ trình, chúng tôi vẫn đang tái cơ cấu, dự kiến hai năm nữa sẽ hoàn tất quá trình tự thân này. Chúng tôi có niềm tin để làm và tin tưởng sẽ thành công”.

Bên cạnh đó, NCB không chỉ nỗ lực trong hoạt động kinh doanh mà còn thể hiện là một DN rất có trách nhiệm xã hội với nhiều hoạt động đóng góp vì cộng đồng. Trong đó, năm 2012, NCB đã thành lập Quỹ vì cộng đồng hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, tự nguyện, tự tạo vốn từ CBNV và bạn bè trong và ngoài nước.

Trong những năm qua, NCB đã sử dụng nguồn quỹ một cách hiệu quả nhất trải dài trên khắp các tỉnh thành để xây dựng những cây cầu an sinh xã hội, trường học cho trẻ em vùng sâu vùng xa, xây nhà tình nghĩa và chia sẻ khó khăn với đồng bào nghèo, đồng bào bị thiệt hại do thiên tai lũ lụt, hậu quả sau chiến tranh…

Lệ Thanh