Cuối tháng 12, nhiều chính sách về lao động và tiền lương sẽ chính thức có hiệu lực ảnh hưởng tới các khoản trong tiền lương hưu, trợ cấp…

Thay đổi tiền lương từ 2019: Những điều quan trọng triệu người cần biết

Mức lương Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ năm 2019 là bao nhiêu?

Tuy phải đến tháng 7 năm sau mức tăng lương cơ sở mới chính thức được áp dụng nhưng Nghị quyết 70/2018 của Quốc hội sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 24/12 tới đây. Theo đó, lương cơ sở sẽ được điều chỉnh từ 1,39 triệu lên 1,49 triệu từ tháng 7/2019 khiến hàng loạt khoản trợ cấp đặc thù, lương hưu của người lao động sẽ được điều chỉnh tăng tương ứng. 

Tăng hàng loạt khoản trợ cấp, lương hưu

Ông Hà Huy Chinh (64 tuổi, Hà Nội), một cán bộ nhà nước về hưu từ năm 2014 cho biết trước thời điểm nghỉ hưu, mức lương tính Bảo hiểm xã hội (BHXH) bình quân của ông là 7,8 triệu đồng/tháng. Nhờ việc tham gia BHXH từ trước năm 1995, nên khi nghỉ hưu ông Chinh được hưởng chế độ lương hưu với khoản trợ cấp gần 4,1 triệu mỗi tháng.

Trong khi đó, vợ ông cũng đã nghỉ hưu từ năm 2013, trước khi nghỉ hưu mức lương tính BHXH của bà là 9,2 triệu đồng. Tham gia BHXH cùng thời gian với ông Chinh nên vợ ông được trả mức lương hưu mỗi tháng gần 5 triệu đồng.

Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2019 tới đây, lương hưu của ông Chinh và vợ sẽ tăng thêm khoảng 6,7% nhờ việc lương cơ bản sẽ tăng lên 1,49 triệu/tháng.

{keywords}
Nghị quyết 70/2018 quy định tăng lương hưu và các khoản trợ cấp khác sẽ có hiệu lực từ ngày 24/12 tới.

Theo đó, với việc Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 70/2018 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, tăng 6,7% hồi đầu tháng 11. Tất cả lương hưu, các khoản trợ cấp như: BHXH, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng... cũng đồng thời được điều chỉnh tăng bằng mức tăng lương cơ sở.

Tăng lương hưu lao động nữ nghỉ hưu giai đoạn 2018-2021

Đây là nội dung chính tại Nghị định 153/2018 về điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ hưởng lương hưu giai đoạn 2018-2021. Yêu cầu với các lao động nữ được tăng lương hưu là phải có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.

Theo đó, tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH, mức lương hưu sẽ được điều chỉnh bằng mức lương hưu tính theo quy định tại Luật BHXH 2014 cộng với mức điều chỉnh.

Trong đó, mức điều chỉnh được tính bằng lương hưu tại thời điểm bắt đầu hưởng nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng BHXH và thời điểm bắt điểm bắt đầu hưởng lương hưu.

{keywords}
Tỷ lệ lương hưu gia tăng theo năm nghỉ hưu và thời gian đóng BHXH với nữ giới giai đoạn 2018-2021. Nguồn: NĐ 153/2018.

Mức tăng lương hưu đối với nhóm đối tượng này tối đa có thể lên tới 12,31% với lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2018 và có thời gian đóng BHXH từ 24 năm 7 tháng đến 25 năm. Trong khi mức tăng thấp nhất là 0,27% với người nghỉ hưu năm 2021 và thời gian đóng BHXH là 29 năm 1 tháng đến 29 năm 6 tháng.

Tuy nhiên, theo tính toán, lao động nữ nghỉ hưu trong giai đoạn này sẽ chủ yếu nằm trong nhóm tham gia bảo hiểm xã hội dưới 26 năm.

Ví dụ, bà Phạm Thị T, thuộc biên chế Nhà nước sẽ nghỉ hưu trong năm 2018 này và nhận mức lương hưu 5 triệu đồng/tháng. Bà đã tham gia BHXH từ năm 1993, nên mức lương hưu điều chỉnh của bà thuộc nhóm tăng 12,31% lên mức 5,61 triệu mỗi tháng.

Một người đồng nghiệp của bà T sẽ nghỉ hưu trong năm 2020 và trước khi nghỉ, người này đã có đủ 20 năm tham gia BHXH. Vì vậy, mức tăng lương hưu của bà sẽ là 3,64%.

Đặc biệt, đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ đầu năm nay đến trước ngày được nhận lương hưu mới sẽ được truy lĩnh phần lương hưu chênh lệch tăng thêm.

Nghị định 153/2018 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 24/12 tới đây.

Phụ cấp đặc thù cho lực lượng cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng

Từ ngày 26/12 tới, Thông tư 162/2018 về chế độ phụ cấp đặc thù đối với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo đó, phụ cấp đặc thù đối với lựu lượng này bao gồm các mức 30%, 25%, 20% và 15% tính trên mức lương cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan hoặc loại, nhóm, bậc đối với quân nhân chuyên nghiệp.

Cụ thể, mức phụ cấp đặc thù được hưởng thêm sẽ tính theo công thức Hệ số lương cấp bậc quân hàm hoặc loại, nhóm, bậc nhân với mức lương cơ sở rồi nhân với tỷ lệ % phụ cấp đặc thù mới quy định.

Ví dụ anh Nguyễn Quang H, có hệ số lương 4,7, làm nhiệm vụ lái xe dẫn đường, hộ tống (thuộc đối tượng hưởng phụ cấp đặc thù mức 25%).

Theo quy định, từ tháng 7 năm nay, anh H sẽ được hưởng phụ cấp đặc thù: (4,7 x 1,39 triệu) x 25% = 1,63 triệu đồng/tháng.

Và từ tháng 7 năm sau, khi mức lương cơ bản tăng lên 1,49 triệu, trợ cấp đặc thù của anh H cũng sẽ được tăng lên mức 1,75 triệu đồng, tương ứng với mức tăng lương cơ sở.

(Theo Zing)

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu là bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối hoặc 6 năm cuối, hoặc 8 năm cuối… trước khi nghỉ hưu...

Điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ

Điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ

"Tiến hành chi trả tiền truy lĩnh phần lương hưu chênh lệch tăng thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01/01/2018...".