Chính quyền Tổng thống Donald Trump vừa bất ngờ có một quyết định  khiến nhiều DN Việt bị ảnh hưởng. Các đại gia ngành thép Việt có thể sẽ chịu những tác động tiêu cực lớn gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp khác trên thế giới.

Theo Reuters, Bộ Thương mại Mỹ hôm 21/5 đã quyết định áp mức thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp lên tới hàng trăm phần trăm đối với các sản phẩm thép của Việt Nam, sau khi vừa áp thuế nhập khẩu 25% đối với sản phẩm thép từ gần như tất cả các nước.

Cụ thể, Hải quan Mỹ sẽ áp thuế chống bán phá giá là 199,76% và thuế chống trợ cấp là 256,44% đối với thép cuộn cán nguội được sản xuất tại Việt Nam sử dụng đầu vào có nguồn gốc Trung Quốc.

Thép chịu mài mòn của Việt Nam cũng sẽ phải chịu thuế chống bán phá giá là 199,43% và thuế chống trợ cấp là 39,05%.

Các mức thuế này sẽ được áp dụng cùng với mức thuế 25% mà Tổng thống Donald Trump đã quyết định áp lên thép được nhập khẩu từ hầu hết các nước là đối tác thương mại của Mỹ sau cuộc điều tra nhằm vào thép và nhôm nhập khẩu. 

{keywords}
 

Như vậy, thép Việt Nam vào Mỹ phải chịu thuế kép, cao hơn nhiều so với thép của các nước khác xuất khẩu vào Mỹ.

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn có những hành động cứng rắn đối với đối thủ là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới: Trung Quốc. Tuy nhiên, đây không phải là một cú đánh chính diện.

Theo kết luận của Mỹ, các sản phẩm của Trung Quốc đang được chuyển hướng xuất khẩu tràn lan sang các nước khác. Ngành công nghiệp thép toàn cầu trong thời gian qua phải vật lộn vì việc sản xuất dư thừa đã đẩy giá xuống, mà phần lớn nằm ở Trung Quốc.

Các chính sách của ông Trump có thể ảnh hưởng trực tiếp tới những doanh nhân giàu có trên thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới và Việt Nam, trong đó có tỷ phú USD Trần Đình Long và đại gia Lê Phước Vũ.

Trong năm vừa qua, Tập đoàn Hòa Phát của ông Trần Đình Long lập nhiều kỷ lục thần kỳ. Ông lớn trong ngành thép Việt đạt mức lợi nhuận sau thuế 2017 cao lịch sử với 8.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm trước. Ông Trần Đình Long cũng bất ngờ trở thành tỷ phú USD thứ 5 của Việt Nam trong năm 2017.

Giá cổ phiếu HPG tăng vọt lên mức cao kỷ lục mọi thời đại: 66.700 đồng/cp trong phiên ngày 1/3 vừa qua.

Tuy nhiên, gần đây, cùng với xu hướng điều chỉnh giảm chung trên TTCK sau khi đạt đỉnh lịch sử (VN-Index đạt 1.203 điểm hôm 9/4), cổ phiếu HPG giảm khá mạnh hiện còn khoảng 50.000 đồng/cp. Túi tiền của tỷ phú USD Trần Đình Long mất ngàn tỷ.

Cổ phiếu chịu ảnh hưởng nặng nền nhất có lẽ là HSG của Tập đoàn Hoa Sen của ông Lê Phước Vũ. Cổ phiếu này đã giảm từ mức 28.000 đồng/cp xuống 12.000 đồng/cp chỉ trong vòng khoảng 4 tháng qua. 

{keywords}
Tỷ phú Trần Đình Long

Mặc dù DN bốc hơi 5.000 tỷ đồng nhưng nhà ông Lê Phước Vũ vẫn tháo chạy, bán cổ phiếu và thu tiền tươi về. Doanh nghiệp của vợ ông Vũ quyết bán sạch 19 triệu cổ phiếu sau khi đã bán mạnh trước đó.

Các cổ phiếu ngành thép khác như Nam Kim, Thép Dana Ý (DNY), POM,... đều giảm mạnh, bốc hơi 35-50% trong vài tháng qua.

Cho tới thời điểm này, có khá nhiều đánh giá trái chiều về tác động của quyết định áp thuế cao của Mỹ tới các doanh nghiệp thép trong nước. Nhưng có một thực tế là túi tiền của các cổ đông ngành thép đang giảm mạnh.

Trong một báo cáo hồi tháng 3, CTCK HSC cho rằng, kim xuất khẩu thép của Việt Nam vào Mỹ không lớn. Trong năm 2017, Việt Nam chỉ xuất khẩu 567.000 tấn thép sang Mỹ (giảm 42,8%); bằng 12,1% tổng lượng thép xuất khẩu.

Quyết định áp thuế của Mỹ mặc dù sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu thép tại Việt Nam, thì mức độ ảnh hưởng đối với từng doanh nghiệp là không giống nhau. Thuế nhập khẩu đối với thép là 25% nhưng tác động đối với các doanh nghiệp thép niêm yết là không hoàn toàn giống nhau.

Khi đó, theo HSC, lượng thép xuất khẩu của HPG sang Mỹ không đáng kể. Trong khi NKG và HSG sẽ chịu tác động lớn hơn vì ước tính lượng thép xuất khẩu của 2 doanh nghiệp này sang Mỹ năm ngoái chiếm 5-10% tổng lượng thép xuất khẩu của mỗi công ty.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, tác động có thể sẽ mạnh hơn vì mức thuế giờ đã cao gấp nhiều lần.

Về triển vọng dài hạn về xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước thì đây được xem là một tin khá xấu. Nhiều DN trong nước đang nâng mạnh năng lực sản xuất lớn và kế hoạch hướng tới doanh thu lớn, việc mất thị trường Mỹ chắc chắn sẽ tác động tới kế hoạch phát triển của các DN Việt.

Mỹ là thị trường nhập khẩu thép lớn nhất thế giới và là nước có chi phí sản xuất thép thuộc hạng cao nhất thế giới. Việc Mỹ áp thuế sẽ khiến các doanh nghiệp thép Việt khác mất đi một thị trường lớn trong tương lai.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), áp lực bán rất lớn trong vài phiên gần đây khi mà VN-Index liên tục xuyên thủng những ngưỡng hỗ trợ quan trọng như: 1100 điểm, 1020 điểm và trong phiên 22/5 đã rớt xa khỏi mốc 1000 điểm.

Việc khối ngoại liên tiếp bán ròng hàng trăm tỷ đồng mỗi phiên khiến tâm lý của các nhà đầu tư trong nước càng trở nên tệ hại.

Trong phiên ngày 22/5, thị trường đã bốc hơi khoảng 4 tỷ USD vốn hóa. Nhiều cổ phiếu trụ cột trên sàn như Vingroup (VIC), BIDV (BID),... giảm sàn không còn người mua.

Cú sụt choáng váng khiến VN-Index mất mốc 1.000 điểm, và bỏ xa đỉnh cao trên 1.200 điểm ghi nhận hôm 9/4/2018. Thị trường bốc hơi tổng cộng khoảng 700.000 tỷ đồng (hơn 30 tỷ USD).

Đánh giá về triển vọng thị trường, một số CTCK cho rằng, các phiên hồi phục kỹ thuật có thể sớm xuất hiện. Tuy nhiên, chưa xuất hiện tín hiệu đáng tin cậy cho thấy nhịp điều chỉnh của thị trường đã chấm hết.

Kết thúc phiên giao dịch 22/5, VN-index giảm 29,07 điểm xuống 985,91 điểm; HNX-Index giảm 2,94 điểm xuống 116,72 điểm. Upcom-Index giảm 1,05 điểm xuống 53,73 điểm. Thanh khoản đạt 260 triệu cổ phần. Giá trị đạt 6,2 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Cú sụt choáng váng: Mất mốc 1.000 điểm, hàng tỷ USD bốc hơi

Cú sụt choáng váng: Mất mốc 1.000 điểm, hàng tỷ USD bốc hơi

Gần như toàn bộ các cổ phiếu trụ cột giảm mạnh khiến thị trường tiếp tục tụt giảm, bốc hơi hàng tỷ USD. Áp lực bán tháo diễn ra trên diện rộng.

Bỏ 1 ăn đôi: Phi vụ lớn, 2 đại gia thắng đậm ngàn tỷ

Bỏ 1 ăn đôi: Phi vụ lớn, 2 đại gia thắng đậm ngàn tỷ

Đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực thiết bị điện phát hành chứng quyền huy động gần 1.200 tỷ đồng từ các nhà đầu tư tài chính lớn trong nước.

Cuộc chiến 'ông trùm' thép, đại gia Lê Phước Vũ thất thế

Cuộc chiến 'ông trùm' thép, đại gia Lê Phước Vũ thất thế

Sự bứt phá dữ dội của các đối thủ khiến doanh nghiệp của ông Lê Phước Vũ trượt dài. Đây cũng là cơ hội để ông trùm ngành tôn thép tìm cách củng cố lại vị thế của mình.

Tham vọng lớn, đại gia Nguyễn Đức Tài, Dương Ngọc Minh 'sụt hố'

Tham vọng lớn, đại gia Nguyễn Đức Tài, Dương Ngọc Minh 'sụt hố'

Tham vọng của các đại gia Việt lớn hơn bao giờ hết khi mà thị trường chứng khoán bùng nổ, khả năng huy động vốn trong và ngoài nước dễ dàng. Tuy nhiên, tham vọng lớn có nguy cơ khiến các cổ đông mất tiền.