Xung quanh câu chuyện Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quản) bán đấu giá lô 170 tấn thịt trâu mà đơn vị này bắt giữ từ hồi tháng 2, Cục Thú y cho biết, đơn vị này đã từng từ chối kiểm dịch lô hàng.

Trả lời PV.VietNamNet, đại diện Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết, theo quy định của pháp luật, hàng hoá nhập lậu nói chung sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Việc bán đấu giá hàng nhập lậu còn căn cứ vào hàng hoá đó còn có giá trị sử dụng hay không và cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản nhà nước khác có liên quan để thực hiện.

“Hiện nay, lô hàng này đang được Tổng cục Hải quan thu giữ nên việc bán đấu giá hàng hóa không thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Thú y”, đại diện Cục Thú y cho hay.

{keywords}
Cục Điều tra chống buôn lậu vừa thông báo bán đấu giá lô 170 tấn thịt trâu đông lạnh bị bắt hồi tháng 2 vừa qua

Vị đại diện này thông tin thêm, vào ngày 11/6/2018, Cục Điều tra chống buôn lậu Hải đội kiểm soát trên biển miền Bắc đã có Công văn gửi Chi cục thú y vùng II về việc đề nghị Chi cục thú y vùng II tiến hành lấy mẫu để giám định chất lượng và kiểm dịch lô hàng vi phạm là 168,250kg thịt trâu đông lạnh được tịch thu. Tuy nhiên, ngày 12/6/2018, Chi cục Thú y vùng II đã có Công văn trả lời về việc lấy mẫu để giám định chất lượng và kiểm dịch.

Theo đó, nếu sản phẩm động vật không có khai báo kiểm dịch, không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, không có tài liệu liên quan chứng minh cho việc đã làm thủ tục nhập khẩu đã được quy định tại Luật thú y và Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 thì theo khoản 3, điều 18 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thú y, hình thức xử lý là buộc tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ số thịt trâu đông lạnh nêu trên.

Do vậy, Chi cục Thú y vùng II không tiến hành lấy mẫu theo đề nghị của Cục điều tra chống buôn lậu.

Đại diện Cục Thú y cũng cho biết, để sản phẩm động vật nhập khẩu bảo đảm làm thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật như: Có danh sách nhà máy sản xuất của nước xuất khẩu trước khi xuất khẩu vào Việt Nam, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tại cửa khẩu,…

Nếu không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thì phải buộc tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ lô hàng, do đó không cần kết luận lô hàng có bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước hay không.

Nói rõ hơn về việc bán đấu giá lô thịt trâu 170 tấn với tổng giá trị lên tới gần 13 tỷ đồng (giá chưa bao gồm thuế VAT), Tổng cục Hải quan khẳng định, đây là lô hàng bị xử lý theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính và bán đấu giá theo quy định của pháp luật (Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật an toàn thực phẩm, Nghị định 90/2017/NĐ-CP,... ).  

Cụ thể, ngày 26/2, tại khu vực vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Tổ công tác thuộc Hải đội kiểm soát trên biển khu vực miền Bắc (Hải đội 1, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) phát hiện và kiểm tra 2 tàu vỏ sắt do 4 đối tượng người Trung Quốc vận chuyển 168,25 tấn thịt trâu đông lạnh.

Kết quả xác minh xác định lô hàng này có nguồn gốc nhập kho ngoại quan sau đó tái xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Vạn Gia. Sau khi lô hàng đã hoàn thành thủ tục tái xuất, tàu Trung Quốc đang vận chuyển hàng hóa trên biển sang Trung Quốc không đúng tuyến đường thì bị cơ quan Hải quan bắt giữ.

Theo quy định thì tại điểm kiểm tra, thuyền trưởng, thuyền viên mang quốc tịch Trung Quốc không xuất trình được hóa đơn, chứng từ đi kèm theo hàng hóa thì bị xử phạt tiền, tịch thu hàng hóa vi phạm.

Tổng cục Hải quan cũng cho rằng, theo quy định của luật an toàn thực phẩm và Luật Thú y thì lô hàng nêu trên nếu bán tiêu thụ trong nước thì phải có giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật. Tuy nhiên, cơ quan Thú y từ chối kiểm dịch lô hàng này. Thế nên, Tổng cục Hải quan tiến hành giám định chất lượng hàng hóa. Kết quả giám định xác định lô hàng đảm bảo các chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng phù hợp với quy chuẩn quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây hại cho sức khỏe con người. Do vậy, không thuộc trường hợp buộc tiêu hủy theo quy định tại Điều 33 Luật xử lý vi phạm hành chính nêu trên.

Như vậy, lô hàng thịt trâu đông lạnh bị tịch thu sung công quỹ nhà nước nêu trên không được bán để tiêu thụ trong nước, không thuộc diện phải tiêu hủy, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Theo đó, Tổng cục Hải quan (Cục Điều tra chống buôn lậu) đã thông báo bán lô hàng thịt trâu đông lạnh bị tịch thu nêu trên cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tái xuất hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam là đúng quy định của pháp luật, Tổng cục Hải quan cho hay.

Bảo Phương

Dân Việt ăn hơn 400 triệu USD thịt trâu bò ngoại

Dân Việt ăn hơn 400 triệu USD thịt trâu bò ngoại

Trong năm này, Việt Nam chi tới 527 triệu USD nhập khẩu các loại thịt. Đáng chú ý, mặt hàng trâu bò sống và thịt trâu bò có giá trị nhập khẩu lên tới gần 416 triệu USD (khoảng gần 9.500 tỷ đồng).

Thịt trâu Ấn Độ về Việt Nam thành thịt bò Úc - Mỹ

Thịt trâu Ấn Độ về Việt Nam thành thịt bò Úc - Mỹ

 Nhập thịt trâu Ấn Độ giá rẻ về Việt Nam rồi biến thành thịt bò bán giá cao ngất ngưởng kiếm lời bất chính.

Hãi 'thịt lạnh' bốc mùi, khiếp thịt trâu giả bò

Hãi 'thịt lạnh' bốc mùi, khiếp thịt trâu giả bò

Tuần qua, thông tin về những loại thực phẩm hôi thối, không đảm bảo vệ sinh, bị đội lốt… khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng cho bữa ăn của gia đình mình.

Hàng triệu người Việt ăn thịt trâu bị lừa là thịt bò

Hàng triệu người Việt ăn thịt trâu bị lừa là thịt bò

  Mua lại thịt trâu từ những công ty trực tiếp nhập khẩu, nhiều công ty, đại lý cấp 1, cấp 2  sau đó đã hô “biến” mặt hàng này thành thịt bò để “móc túi" người tiêu dùng.

Bí ẩn 26.000 tấn thịt trâu “biến mất” không dấu vết

Bí ẩn 26.000 tấn thịt trâu “biến mất” không dấu vết

26.000 tấn thịt trâu được nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam, nhưng lại không hề xuất hiện trên thị trường, tại bất kỳ cửa hàng hay siêu thị nào.