Nghề lạ: Bện rơm khô thành đuôi trâu 'khổng lồ' bán sang Nhật

Báo Dân Việt đưa tin, khi nghề dệt chiếu cói truyền thống hàng trăm năm ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) dần mai một, các thợ thủ công mỹ nghệ ở đây đã liên tục đổi mới cả về mẫu mã và chất liệu, sao cho phù hợp với các thị trường xuất khẩu chính. Nhiều chất liệu sẵn có ở địa phương như: cây bèo tây, dây đay, bẹ chuối... đã được tận dụng.

{keywords}
 

Gia đình chị Trần Thị Hạnh làm công việc quấn, tết "đuôi trâu" xuất ngoại hơn 20 năm qua.
Đặc biệt, việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ với nguyên liệu bằng rơm khô, trở thành hướng đi đột phá, mang lại thu nhập cao, phát triển nghề truyền thống ở đây lên một tầm cao mới. Từ những cọng rơm khô tưởng như bỏ đi, qua bàn tay khéo léo của thợ thủ công mỹ nghệ, đã làm ra những đồ vật với đủ hình dáng để xuất khẩu sang Nhật.

Do hình dáng nhìn kỳ lạ, có phần giống đuôi trâu nên mọi người ở đây cứ gọi vui là quấn đuôi trâu. Cũng từ đó mà cái nghề quấn đuôi trâu hình thành. Trải qua hơn 20 năm, nghề này ngày càng phát triển và đem lại thu nhập cao hơn so với các nghề truyền thống khác.

Mâm cỗ, đèn lồng trung thu tí hon giá hơn nửa triệu đồng

VTC News thông tin một cửa quà tặng tại Hà Nội đã thành công trong việc tái hiện sinh động những món đồ chơi dân gian, mâm ngũ quả của Tết Trung thu thành những phiên bản tí hon độc đáo. Những món đồ chơi như chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, đầu lân tí hon này giống như những món quà đặc biệt để người lớn nhớ lại một thời tuổi thơ nhân dịp Trung thu về.

Dù nguyên liệu để chế tác những món đồ chơi tí hon này khá thân thiện và dễ kiếm như que tre, giấy màu, đất sét... nhưng phải mất khá nhiều thời gian để tạo tác. Một bộ quà tặng Tết Trung thu sẽ gồm 6 món đồ tuỳ chọn, giá khoảng 600.000 đồng.

Mô hình món ăn, thức uống tí hon làm từ đất sét của cô gái 9X

{keywords}
Mô hình bữa cơm quê.

VOV cho hay, với sự tỉ mỉ và khéo tay, các loại trái cây, món ăn, thức uống… làm từ đất sét của chị Phạm Thùy Thanh Thảo (ở quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ) đang gây “sốt” với nhiều người, nhất là những ai yêu thích mô hình trang trí “thu nhỏ”.

Để làm ra sản phẩm thu nhỏ với kích thước bằng 1/12 kích thước của đồ vật thật từ đất sét khô, phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp như nhào đất, trộn màu, tạo hình chi tiết, vẽ màu, phủ bóng hay phủ bảo vệ. Trong đó, khâu khó nhất là lên màu sản phẩm sao cho giống y phiên bản thật. Hàng handmade nên tất cả dựa vào đôi tay khéo léo, tùy vào độ khó của sản phẩm mà thời gian hoàn thiện cũng khác nhau, dao động từ một cho đến vài ngày, nhiều khi cả tuần lễ.

Rước loài ong lạ về nhà nuôi, chàng trai có thu nhập khủng

Theo Báo Dân Việt, năm 2015, trong một lần đi chơi với bạn trong rừng, anh Tô Vũ Thành Tín (thôn Vạn Hội, xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) tình cờ phát hiện ra một tổ ong dú nhỏ. Anh quyết định lấy mật và đem luôn tổ của chúng về nhà nuôi chơi.

“Trong một lần về nhà ngoại chơi, mẹ vợ bị lệch đốt sống lưng, đau nhức và phải đi châm cứu thường xuyên. Tôi đem biếu mẹ ít mật ong dú để bồi dưỡng. Sau khi dùng, mẹ vợ tôi thấy đỡ đau nhức hẳn, ngủ ngon nên tôi đã quyết định mở rộng nuôi loại ong này”, anh Tín cho hay. Hiện, anh Tín nuôi khoảng hơn 200 tổ ong dú, thu khoảng 90 lít mật một năm, thu nhập hơn trăm triệu đồng mỗi năm.

Vườn lan quý hiếm của chàng kỹ sư tin học bỏ phố về quê

Báo Tiền Phong cho biết, sau khi tốt nghiệp kỹ sư tin học, dù có công việc ổn định ở Đà Nẵng nhưng anh Nguyễn Văn Long (SN 1984, ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn quyết định bỏ phố về quê để lập nghiệp. Sau hơn 5 năm gắn bó với lan rừng, nay anh Long đã có vườn lan giá trị tiền tỷ, trong đó có nhiều giống lan quý hiếm.

{keywords}
Anh Long là chủ vườn lan rừng giá trị tiền tỷ.

Khu vườn rộng hơn 500m2 của gia đình anh Long có hàng ngàn giò lan, trong đó có nhiều loại quý hiếm như kiếm kỳ hoa, các loại lan quế, nghinh xuân... Anh Long tiết lộ trong vườn có những chậu lan kiếm đột biến giá hơn nửa tỷ đồng

Bông giờ - món quà độc lạ của mùa thu xứ Nẫu

Người Lao Động cho hay, mùa này, ở Phú Yên, có rất nhiều món quà đặc trưng như trái đỏ chín, hạt bay… nhưng đặc biệt nhất là bông giờ. Bông giờ là đặc sản đáng được tôn vinh, công nhận là nguyên liệu xuất sắc của ẩm thực mùa thu ở xứ Nẫu Phú Yên.

Bông giờ có vị thơm rất đậm mùi, một số người có thể không thích mùi này. Bông giờ thường được nấu chung với các loại canh rau tập tàng, canh chua hay để kho cá. Đặc biệt, lá bông giờ còn có thể làm át đi mùi tanh của cá, làm dậy mùi món ăn đặc sản địa phương.

Thú chơi lạ: Mua cành hồng trĩu quả cắm chơi dịp Trung thu

Do dịch bệnh, Hà Nội phải thực hiện giãn cách, làm việc online tại nhà. Những cành hồng tươi, quả chín vàng, đỏ có mùi thơm tự nhiên của núi rừng bỗng trở thành vật trang trí lạ mắt, hút chị em đặt mua. Nhiều người mua cành hồng về cắm để cả gia đình cùng ngắm thay hoa.

Cành hồng có giá từ 70.000-230.000 đồng/set, có thời gian cắm chơi khá bền. Nếu cắm cành già, quả còn xanh thì được khoảng nửa tháng, còn nếu cành quả đã chuyển màu vàng thì có thể cắm chơi được một tuần. Không chỉ được ngắm những quả hồng vàng ruộm rồi chuyển qua màu đỏ, người chơi cành hồng còn được thưởng thức quả lúc nó chín với vị ngọt lim... ngay tại nhà.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Bốn đặc sản Việt 'xấu hết phần thiên hạ', giá bạc triệu 'hút' khách sành ăn

Bốn đặc sản Việt 'xấu hết phần thiên hạ', giá bạc triệu 'hút' khách sành ăn

Mặc dù có vẻ ngoài kỳ dị, xấu xí nhưng những đặc sản này lại hấp dẫn du khách bởi hương vị vô cùng thơm ngon. Dù có giá thành đắt đỏ, lên tới cả bạc triệu nhưng chúng vẫn được thực khách lùng mua.