Từ một người tay ngang, anh Tùng đã theo đuổi nghề nuôi dế và trở thành ông chủ trang trại dế rộng hơn 400m2. Ông chủ trẻ có thể bỏ túi tiền tỷ mỗi năm nhờ... côn trùng!

Trùm nuôi dế và giấc mơ bim bim dế, thực phẩm chức năng dế

Thạc sỹ lương không đủ sống, bỏ bục giảng đi nuôi dế

Người đàn ông bắt dế "gáy ra tiền"

Nhiều năm nay, anh Lê Thanh Tùng (39 tuổi) ngụ xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TPHCM là địa điểm cung cấp dế giống và thực phẩm cho khu vực miền Nam. Để có cơ ngơi hơn 400m2 trang trại dế với khoảng 1.000 xô nhựa nuôi dế hiện nay, anh Tùng đã trải qua khá nhiều khó khăn với nghề.

Vốn sinh ra ở vùng quê Củ Chi, anh Tùng cũng giống như những đứa trẻ khác phải đi chăn trâu ngoài đồng. Hàng ngày, anh Tùng vẫn thường cùng bạn đào dế để chơi trò đá dế với chúng bạn.

Khi lớn lên, anh Tùng trải qua đủ thứ nghề nhưng vẫn không giải quyết được tình trạng kinh tế khó khăn. Trong một lần xem ti vi, anh Tùng thấy dế được chế biến thành các món ăn bắt mắt và nhiều người thích. Trăn trở nhiều, cuối cùng người đàn ông quê Củ Chi quyết định bỏ vốn vào đầu tư làm trang trại nuôi dế.

Những ngày đầu mới mở trang trại, anh Tùng phải tự mày mò phương pháp làm chuồng, cách nhân giống đến chăm sóc dế để chúng phát triển tốt. Tiền vốn bỏ ra lớn, nhưng những năm đầu thu vào chẳng bao nhiêu, "Cha mẹ tôi thấy người ta nuôi gà, nuôi vịt còn tôi lại đi nuôi dế nên nhiều lần khuyên bỏ nghề đi vì sợ lỗ vốn, nhưng tôi quyết tâm theo đuổi công việc nuôi dế tới cùng".

Sau gần 20 năm "làm bạn" với dế, anh Tùng đã sở hữu cơ ngơi khang trang ở Củ Chi. Trang trại dế của anh mỗi tháng bán được hơn 300kg, thu về hơn 50 triệu đồng lợi nhuận. Hiện tại, anh Tùng chỉ nuôi dế chọi, thường sống ở ruộng và thích hợp với điều kiện thời tiết trong nước.

Trang trại được chia ra 2 khu gồm dế thịt và dế sinh sản. Những con dế sinh sản được nuôi trong xô có miệng rộng, đáy sâu và thường xuyên đậy lồng để dế không nhảy ra ngoài mỗi xô khoảng 100 con. Dế thịt được nuôi trong xô to hơn dế đẻ vì mật độ nhiều, mỗi xô chứa khoảng 800 con.

"Thức ăn của dế khá đơn giản như cám, ngoài ra còn có thêm cỏ khô, ở dưới đáy chậu có bình nước nhỏ cho dế uống", anh Tùng chia sẻ phương pháp nuôi dế.

Dế nuôi trung bình 75 ngày bắt đầu sinh sản với số lượng 400 trứng mỗi con, đẻ liên tục trong 22 ngày. Trứng dế được đựng trong các khay nhỏ có chứa cát, tỉ lệ nở thành công trên 90%. Trong khi đó dế thịt nuôi khoảng 45 ngày có thể bán.

{keywords}
Nhiều năm nay, anh Lê Thanh Tùng (39 tuổi) ngụ xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TPHCM là địa điểm cung cấp dế giống và thực phẩm cho khu vực miền Nam.

 

{keywords}
Trang trại của anh Tùng rộng 400m2 với khoảng 1.000 xô nhựa nuôi dế.

 

{keywords}
Trang trại được chia thành các khu vực dành như chỗ nuôi dế con, dế trưởng thành.

 

{keywords}
Dế nuôi trung bình 75 ngày bắt đầu sinh sản với số lượng 400 trứng mỗi con, đẻ liên tục trong 22 ngày.

 

{keywords}
"Thức ăn của dế khá đơn giản như cám, ngoài ra còn có thêm cỏ khô, ở dưới đáy chậu có bình nước nhỏ cho dế uống", anh Tùng chia sẻ phương pháp nuôi dế.

 

{keywords}
Dế thịt được nuôi trong xô to, mỗi xô chứa khoảng 800 con.

 

{keywords}
Loại dế thịt khá to, khoảng 750 con 1kg.

 

{keywords}
Mỗi ngày, anh Tùng mang giao cho các nhà hàng khoảng 10kg dế thịt.

 

{keywords}
Ngoài ra, anh Tùng tự mở nhà hàng tại nhà.

 

{keywords}
Dế thịt được nhúng vào nước, sau đó làm sạch ruột.

 

{keywords}
Những con dế chọi sơ chế xong được ướp vào tủ đông.

 

{keywords}
Dế chiên dòn qua dầu sẽ làm được nhiều món ăn hấp dẫn.

 

{keywords}
Món dế chiên dòn rất nổi tiếng của nhà anh Tùng.

(Theo Dân trí)